Bé suy dinh dưỡng thấp còi - Biểu hiện, Nguyên nhân và Cách điều trị

2575

Liệu con bạn có thực sự bị suy dinh dưỡng thấp còi? Căn bệnh này là gì, Nguyên nhân gây nên đến từ đâu và Phải điều trị như thế nào? Mời các phụ huynh cùng theo dõi ngay dưới đây để chăm sóc con đúng cách, giúp trẻ phát triển tốt nhất!

1. Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng cơ thể trẻ bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cùng đạm và năng lượng, khiến cơ thể trẻ kém phát triển, chiều cao thấp hơn trung bình độ tuổi và giới tính. Trẻ cũng không thể phát triển tối đa chiều cao theo gen di truyền. 

Suy dinh dưỡng thấp còi là thể suy dinh dưỡng mãn tính. Bệnh thường là kết quả của quá trình thiếu chất dài ngày, hoặc do trẻ bị ốm/nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng từ nhiều thế hệ liên tiếp. 

bé suy dinh dưỡng thấp còi

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có chiều cao kém hơn hẳn so với bạn bè đồng lứa 

2. Biểu hiện và cách phát hiện trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Những biểu hiện thường thấy nhất của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có thể kể đến như: 

  • Chậm phát triển trí não: chậm hiểu, khó tập trung 
  • Mắt dễ viêm loét giác mạc, dễ khô 
  • Cung lượng tim thấp 
  • Móng tay có nhiều đốm trắng 
  • Hệ tiêu hóa kém hấp thu khiến trẻ chậm tăng cân 
  • Thận hoạt động kém, số lần đi tiểu trong ngày ít
  • Da nhợt nhạt, vết thương chậm lành
  • Có nhiều lông tơ
  • Bụng to dần
  • Đề kháng kém, dễ bệnh vặt



Trẻ thường xuyên ốm vặt, yếu ớt có thể là biểu hiện của suy dinh dưỡng thấp còi 
 

Để phát hiện xem con mình có bị suy dinh dưỡng thấp còi hay không, cha mẹ có thể dựa vào bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam hiện nay

Mức độ chênh lệch so với trung bình

Cân nặng so với trung bình 

Kết luận

Từ dưới -2SD đến -3SD

70-80%

Suy dinh dưỡng thấp còi nhẹ (độ 1)

Từ dưới -3SD đến -4 SD

60-70%

Suy dinh dưỡng thấp còi vừa (độ 2). 

Dưới -4SD

<60%

Suy dinh dưỡng thấp còi nặng (độ 3). 

 

3. Nguyên nhân khiến bé suy dinh dưỡng thấp còi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bị suy dinh dưỡng thấp còi, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:

  • Chế độ ăn uống không đầy đủ: Do cha mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng, khẩu phần ăn nhiều nhưng chưa thực sự đầy đủ các nhóm chất, cũng có thể do kinh tế gia đình nghèo khó, không có điều kiện để đảm bảo bổ sung đa dạng thực phẩm cho con.

  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung: mẹ chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn trước khi mang thai và trước khi sinh không đầy đủ, khiến con bị suy dinh dưỡng từ giai đoạn bào thai

  • Bệnh tật: Dị tật bẩm sinh, mắc bệnh nhiễm khuẩn từ môi trường sống kém vệ sinh, không được hưởng dịch vụ y tế tốt là những lý do khiến trẻ  dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi. 



Trẻ sinh non, có dị tật, có bệnh, thiếu chăm sóc rất dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi
 

4. Yếu tố gia tăng khả năng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ

Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp, có nhiều yếu tố khác cũng có thể làm gia tăng khả năng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ như:

  • Mẹ có chiều cao thấp: Yếu tố di truyền ảnh hưởng khá nhiều đến chiều cao của trẻ. Trẻ có bố mẹ thấp thường có nguy cơ thấp còi cao hơn, nhất là khi không được chú ý chăm sóc sức khỏe và có chế độ dinh dưỡng đảm bảo ngay từ nhỏ.
  • Trẻ sinh non hoặc đẻ nhẹ cân: Cân nặng trẻ sơ sinh dưới 2500g thường có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cao vì cơ thể trẻ quá non nớt và chưa phát triển đầy đủ. 
  • Mẹ mất sữa: Khiến trẻ dễ bị thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi.  
  • Cha mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc trẻ nhỏ: Thiếu kiến thức dinh dưỡng có thể dẫn đến việc xây dựng chế độ ăn không hợp lý, khiến trẻ bị thiếu chất. 
  • Kinh tế gia đình khó khăn: Nghèo khó và gia đình đông con cũng khiến con trẻ không có nguồn dinh dưỡng đầy đủ, dễ thiếu chất. 
  • Môi trường sống bị ô nhiễm: Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh khiến trẻ hay bị nhiễm khuẩn, giảm khả năng hấp thu khiến bé bị suy dinh dưỡng thấp còi. 



Nghèo đói, vệ sinh kém khiến trẻ dễ dàng bị thiếu chất, suy dinh dưỡng thấp còi

5. Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ phải đối mặt với hậu quả gì? 

Khi bị suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ có thể bị: 

  • Khó khăn trong quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao, thua kém bạn bè
  • Ảnh hưởng sự phát triển trí não, dễ mất tập trung
  • Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
  • Suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi trưởng thành
  • Giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng
  • Giảm khả năng học tập và năng suất lao động
  • Phụ nữ bị thấp còi có xu hướng sinh con nhỏ và nhẹ cân, điều này tạo ra vòng luẩn quẩn, ảnh hưởng tầm vóc nòi giống dân tộc thế hệ sau
  • Một thế hệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và tầm phát triển tương lai của đất nước.

Để hạn chế tối đa những hậu quả này, giúp trẻ hồi phục và đạt được sự phát triển bình thường, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách. 



Lớp trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển thể chất và trí tuệ ở tương lai, thậm chí còn ảnh hưởng tới sự phát triển đất nước
 

6. Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần bổ sung gì?

Một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi đó chính là bổ sung đa dạng khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

6.1. 6 vi chất dinh dưỡng quan trọng

  • Vitamin A: Các loại Vitamin, đặc biệt là Vitamin A được bổ sung vào cơ thể giúp củng cố hệ miễn dịch và tạo xương cũng như tạo tế bào cơ thể đặc biệt hiệu quả và cần thiết.
  • I-ốt: Dưỡng chất thiết yếu giúp ngăn ngừa căn bệnh bướu cổ, củng cố sức mạnh của trí não, ngăn ngừa bệnh chậm phát triển não bộ cho trẻ.
  • Sắt: hỗ trợ tạo máu, tạo điều kiện cho cơ thể thêm khỏe mạnh, tăng cường đề kháng, hấp thu tốt các dưỡng chất cho trẻ phát triển đạt chuẩn qua từng giai đoạn.
  • Kẽm: hỗ trợ phát triển não bộ, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thụ, cải thiện chiều cao, cân nặng rõ rệt cho trẻ được các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung đầy đủ để tốt cho sự phát triển của con.
  • Canxi: là dưỡng chất thiết yếu cấu tạo nên xương, giúp xương phát triển, cứng cáp và dài ra nhanh chóng nên đặc biệt cần thiết đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
  • Vitamin D: Để Canxi hoạt động tốt và hấp thu trọn vẹn vào cơ thể, trẻ cần đảm bảo có đủ Vitamin D. Vitamin D giúp Canxi hoạt động hiệu quả hơn đến 80% so với khi hoạt động riêng lẻ.



Bổ sung đầy đủ các chất quan trọng là giải pháp chữa suy dinh dưỡng thấp còi hiệu quả nhất
 

6.2. 4 nhóm thực phẩm trong thực đơn ăn uống

Nhiều bố mẹ không hề biết, bên cạnh việc đảm bảo đủ số lượng, mỗi bữa ăn của trẻ cần có đủ 4 nhóm chất cần thiết, bao gồm:

  • Chất đường bột: Có trong gạo, nếp, mì, khoai, các hạt họ đậu…
  • Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành…
  • Chất béo: Có trong dầu ăn, mỡ và thịt động vật, trái bơ, các loại hạt… 
  • Chất khoáng và Vitamin: Có trong các loại rau lá màu xanh đậm, củ quả màu vàng, đỏ, cam…



Trẻ cần ăn uống phong phú thực phẩm để bổ sung đủ 4 nhóm chất mỗi bữa
 

6.3. Sữa dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Sữa là một trong những loại thực phẩm dễ sử dụng, giàu dưỡng chất. Trẻ thấp còi cần thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ ăn nên sữa là sự lựa chọn lý tưởng. 

Sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần dễ tiêu, có nhiều năng lượng và các dưỡng chất cần thiết như Đạm, Sắt, Canxi, Vitamin D, Kẽm, Selen cũng như các khoáng chất khác. 

Một số loại sữa nổi bật dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi hiện nay có thể kể đến như: Nutrient Kid, Nutrilatt BA, sữa dê Goatamil BA, Nutren Junior, Pediacare Gold,…



Sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần được lựa chọn kỹ và có chất lượng cao
 

6.4. Thực phẩm chức năng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Nếu muốn sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ cải thiện và giúp con phát triển đạt chuẩn hơn, bố mẹ nên chọn thực phẩm chức năng có chứa bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 và các chất tăng sức đề kháng: Colostrum, Immune Alpha, FOS,... vì những chất này sẽ có sự tương trợ, phối hợp lẫn nhau để hấp thu vào cơ thể và cho hiệu quả một cách trọn vẹn tối đa nhất. 

  • Canxi nano: Là dạng Canxi siêu hấp thụ, mang tới hiệu quả hấp thu cao gấp 200 lần Canxi thường.
  • Vitamin D3: Là chất trung gian giúp chuyển hóa Canxi, mang Canxi từ thành ruột vào máu.
  • MK7: Giúp mang Canxi từ máu vào tới xương. 
  • Colostrum, Immune Alpha, FOS,...: Là những thành phần giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Do đó, trẻ có cơ hội để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng. 

Với bộ 3 chất này, cơ thể có thể hấp thụ vào sử dụng Canxi hiệu quả. Từ đó mà chấm dứt tình trạng còi xương thấp lùn. 

Hiện nay, Vipteen, PreVipteen 2, PreVipteen 3 là những sản phẩm đã được cấp phép của bộ Y tế và có đầy đủ các thành phần này. Trên thực tế, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ cũng khuyên dùng bộ sản phẩm này và nhiều mẹ tin dùng để cải thiện chiều cao và hỗ trợ sức khỏe cho con.

7. 5 giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Để cải thiện tình trạng bé suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao? Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến 5 điều sau:

7.1. Theo dõi chiều cao cân nặng và cho trẻ đi khám định kỳ

Theo dõi chiều cao cân nặng sẽ giúp bố mẹ quan sát, đánh giá được tình trạng phát triển hiện tại của con để có động thái can thiệp kịp thời nếu có bất ổn. 

Tần suất đo chiều cao cân nặng cho trẻ thường ở mức sau:

  • 2 tuần - 6 tháng tuổi: Đo mỗi tháng một lần
  • 6-12 tháng tuổi: Đo 2 tháng/lần
  • Trên 12 tháng tuổi: Đo 3 tháng/lần



Cha mẹ nên đo chiều cao cho trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị sớm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
 

Để đánh giá chiều cao cân nặng của trẻ, bố mẹ nên dựa vào bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ trên WHO hoặc các website bệnh viện lớn, uy tín đảm bảo để có sự so sánh và hiểu rõ tình trạng của con. Nếu trẻ không đạt số đo chuẩn khi đo, bố mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

** Lưu ý: Cần cho trẻ đi khám định kỳ để đánh giá chỉ số cơ thể, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ cho hợp lý và chữa bệnh nếu có thật kịp thời. 

7.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

  • Với trẻ sơ sinh: Duy trì cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên có chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất để có dồi dào sữa cho con bú.
  • Với trẻ ăn dặm: Bổ sung các bữa ăn dặm đầy đủ với 4 nhóm chất đạm, béo, bột đường, Vitamin và khoáng chất, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây để giúp con khỏe khoắn, phát triển tốt hơn.
  • Khi trẻ lớn hơn: Trẻ trên 1 tuổi cần ăn khoảng 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ/ngày.  Các thực phẩm nên đảm bảo giàu dưỡng chất, tốt cho sự phát triển của con như thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh, trái cây chín,…

** Một số lưu ý khác khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi:

  • Nên gia tăng bữa phụ, chia ra làm nhiều bữa 1 ngày cho trẻ
  • Cho thêm dầu mỡ vào món ăn của trẻ 
  • Trong trường hợp trẻ biếng ăn, cần áp dụng 1 số mẹo giúp trẻ ăn ngon miệng hơn như tạo bữa ăn giàu dinh dưỡng, đẹp mắt và nhiều màu sắc, cùng con chơi một số trò chơi liên quan đến thức ăn, cho trẻ cùng nấu nướng để bé hiểu được giá trị món ăn,…

7.3. Đảm bảo vệ sinh môi trường và thân thể trẻ

Không gian xung quanh trẻ cần được đảm bảo luôn sạch sẽ để tránh mắc các bệnh nhiễm khuẩn, loại bỏ khả năng trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Vì thế, cha mẹ hãy thường xuyên dọn dẹp nhà cửa ngăn ngắn, giữ khu vực nhà ở luôn thoáng mát, không bị ẩm thấp. 

Việc vệ sinh thân thể, tắm táp cho bé cũng cần được thực hiện kỹ càng mỗi ngày để đảm bảo hạn chế được sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.

7.4. Khuyến khích trẻ tắm nắng và vận động ngoài trời

Tắm nắng sẽ giúp trẻ hấp thu được lượng lớn Vitamin D, cực kỳ cần thiết đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. 

Còn vận động ngoài trời là cơ hội tốt để trẻ tiếp xúc với những yếu tố giúp tăng khả năng miễn dịch, tạo cho cơ thể màng bảo vệ tuyệt vời và hiệu quả. Khi hòa nhập với thiên nhiên, con cũng sẽ thoải mái, giàu năng lượng tích cực và vui khỏe hơn mỗi ngày.

7.5. Rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao cho trẻ

Thường xuyên tập thể dục thể thao chính là chất xúc tác để thúc đẩy hệ cơ cũng như xương ngày càng dẻo dai, hấp thu tốt dưỡng chất, giúp bé bị suy dinh dưỡng chiều cao sớm phục hồi, phát triển chiều cao tối ưu khi lớn lên.

Vận động mỗi ngày còn giúp bé cứng cáp, đề kháng tốt, hạn chế các căn bệnh vặt. Những môn thể thao thích hợp với trẻ có thể kể đến như bơi lội, đi xe đạp, đánh bóng, cầu lông, đá banh, võ, yoga,… rất có ích cho sự phát triển của bé.

Với những kiến thức bổ ích trên, hy vọng bố mẹ đã giải đáp được hết những vấn đề liên quan đến bé suy dinh dưỡng thấp còi và có cách chăm sóc con mình hiệu quả hơn. Suy dinh dưỡng thấp còi sẽ không còn là nỗi lo nếu bé có chế độ vận động, dinh dưỡng và được chăm chút đúng đắn.

0.0 (0%)/0 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI