[Hỏi - Đáp] TOP 8 cách chữa còi xương chậm mọc răng ở trẻ

1596

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến trẻ chậm mọc răng chính là còi xương. Còi xương chậm mọc răng là gì và cần được chữa trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi chuyên mục hỏi đáp và tư vấn từ bác sĩ ngay dưới đây để có thể chăm sóc con tốt hơn. 


[Hỏi]: Chào bác sĩ, hiện tôi đang có con nhỏ 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại bé vẫn chưa mọc được chiếc răng nào. Tôi nghe nhiều người nói rằng con tôi bị còi xương nên mới như vậy. Bác sĩ cho tôi hỏi rằng chậm mọc răng ở trẻ có phải là do trẻ còi xương hay không? Và bây giờ tôi phải làm sao khi con chậm mọc răng? 

[Trả lời]: Chào bạn, tới tháng thứ 12 mà con của bạn chưa có biểu hiện mọc răng thì có thể coi là một trường hợp răng mọc chậm rồi. Đúng như bạn nghĩ, còi xương là nguyên nhân chính gây nên tình trạng chậm mọc răng ở trẻ. Để có thể phân tích rõ hơn về tình trạng này, mời bạn cùng theo dõi dưới đây. 

1. Mối quan hệ giữa còi xương và chậm mọc răng ở trẻ

Thông thường, cha mẹ có thể chiếu theo bảng quy chuẩn chung sau đây để xem con mình có mọc răng bình thường hay không:

  • Từ tháng thứ 7: Trẻ bắt đầu mọc răng cửa.
  • Vào tháng thứ 11: Mọc đủ 4 răng cửa giữa (gồm: 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới).
  • Vào tháng 15: Mọc thêm 4 răng cửa bên (đã mọc đủ 8 răng cửa).
  • Vào tháng thứ 19: Mọc thêm 4 răng hàm nhỏ.
  • Vào tháng thứ 23: Mọc thêm 4 răng nanh.
  • Vào tháng thứ 27: Mọc thêm 4 răng số 5.
  • Từ 6 đến 12 tuổi: Răng vĩnh viễn.
  • Khoảng sau 17 tuổi: Răng khôn thì mọc muộn hơn hẳn.

Nếu trẻ mọc răng theo đúng các giai đoạn như trên thì bạn có thể an tâm, bé nhà bạn rất khỏe mạnh và không hề bị chậm răng. 

Vậy khi nào thì trẻ được coi là bị chậm mọc răng? Nếu quá 12 tháng mà bé nhà bạn vẫn chưa nhú răng sữa thì chắc chắn bé đã bị chậm mọc răng.

Khi nào trẻ chậm mọc răng bị gọi là còi xương? Nếu trẻ vừa mọc răng chậm và vừa có các biểu hiện của bệnh còi xương thì có thể khá chắc chắn rằng trẻ đang bị còi xương. Các dấu hiệu của còi xương bao gồm:

còi xương chậm mọc răng thường có dấu hiệu chậm mọc răng

Trẻ còi xương biểu hiện đó là việc đổ mô hôi trộm mỗi khi ngủ

 
  • Đổ mồ hôi trộm.
  • Trẻ khó ngủ mất ngủ, trằn trọc, hay giật mình.
  • Trẻ mệt mỏi, biếng ăn.
  • Phản xạ kém, cơ bắp mềm nhão, yếu ớt.
  • Trẻ chậm biết bò, đứng, đi…
  • Thóp liền chậm, sọ mềm, dễ bị bẹp do nằm nhiều.
  • Chân tay có thể có biến dạng, cong, vòng kiềng.
  • Trẻ còi xương nặng có thể bị cong vẹo cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng chậm răng do còi xương ở trẻ?

Trẻ có thể chậm mọc răng do nhiều nguyên nhân như di truyền, sinh thiếu tháng, bệnh lý, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt… Tuy nhiên, đối với trẻ bị còi xương thì lại khác. 

Trẻ bị còi xương có đặc điểm là cơ thể đang thiếu hụt Canxi. Đây chính là thành phần cấu tạo nên xương và răng. Thiếu Canxi, mầm răng của trẻ không thể phát triển, khiến trẻ chậm mọc răng, bị thiếu răng so với độ tuổi. Vậy phải làm gì để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng chậm mọc răng? Mời bạn cùng theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết. 

Đọc thêm: Bé chậm mọc răng liệu có đáng lo? Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Cách chữa cho trẻ còi xương chậm mọc răng

Để chữa và đồng thời phòng tránh tình trạng trẻ bị còi xương chậm mọc răng, cha mẹ cần lưu ý những điều sau. 

2.1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn cho con bú

Tránh còi xương chậm mọc răng giai đoạn cho con bú mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm có chứa Canxi, Vitamin D trong giai đoạn cho con bú
 

Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đạt được độ cân bằng, không nên kiêng khem quá mức. Các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm có chứa Canxi, Vitamin D, đặc biệt là sữa. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có đủ sữa và sữa đạt chất lượng tốt, phòng tránh được tình trạng suy dinh dưỡng và còi xương về sau. 

Với trường hợp bé 12 tháng tuổi nhà bạn, nếu bạn vẫn đang cho bé bú thì cũng nên lưu ý những điều này để góp phần cho bé chế độ dinh dưỡng tốt nhất. 

2.2. Đảm bảo cung cấp lượng Canxi cần thiết cho trẻ

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, cơ thể sẽ cần được bổ sung lượng Canxi thích hợp như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày.
  • Từ 7 – 12 tháng tuổi: 400mg/ngày.
  • Từ 1 – 3 tuổi: 500mg/ngày.
  • Từ 4 – 6 tuổi: 600mg/ngày.
  • Từ 7 – 9 tuổi: 700mg/ngày.
  • Từ 10 tuổi: 1000mg/ngày.
  • Từ 11 – 24 tuổi: 1200mg/ngày.

Bạn nên lưu ý điều này để có thể cung cấp cho trẻ đủ lượng Canxi cần thiết cho trẻ. Không nên bổ sung bừa bãi, khiến trẻ bị thừa Canxi sẽ dễ dẫn tới tình trạng Canxi lắng đọng, gây tổn thương cho thận và sức khỏe. 

2.3. Xây dựng thực đơn khoa học cho trẻ còi xương chậm mọc răng

Thực đơn lý tưởng phải là thực đơn có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là chất đạm, chất béo, Vitamin và khoáng chất. Để phòng tránh còi xương thì thực đơn này cần đặc biệt chú trọng tới sự cân bằng tỉ lệ giữa Canxi, Vitamin D và phốt pho.

Nhiều người thường chỉ chú trọng vào việc cung cấp Canxi cho trẻ mà không hay biết rằng chỉ Canxi đơn thuần là không đủ, song song với đó thì ta phải kết hợp cùng với Vitamin D. Nếu thiếu chất này thì cơ thể của trẻ sẽ bị rối loạn hấp thu và chuyển hóa Canxi. 

2.4. Cho thêm dầu ăn vào mỗi bữa ăn của trẻ

Cho thêm dầu ăn vào mỗi bữa ăn của trẻ

Thêm dầu vào lúc chế biến món ăn giúp trẻ còi xương hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn
 

Vì sợ con béo phì và sợ con bị khó tiêu, nhiều cha mẹ thường tránh cho con ăn thêm dầu mỡ. Đây là việc làm hết sức sai lầm vì trên thực tế, dầu mỡ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo năng lượng, giữ ấm cho cơ thể và hỗ trợ hấp thụ nhiều Vitamin như D, A, E… 

Không có dầu mỡ, cơ thể không thể hấp thụ được Vitamin D, dẫn tới quá trình chuyển hóa Canxi bị gián đoạn và trẻ bị còi xương, chậm răng. Do đó, nếu muốn bé nhà mình tăng cường hấp thụ Canxi, các ông bố, bà mẹ nên thêm một thìa nhỏ dầu ăn loại tốt vào mỗi bữa ăn của trẻ. 

2.5. Cho trẻ uống bổ sung Canxi và Vitamin D 

Khi bị còi xương, cơ thể trẻ cực kỳ cần được bổ sung Canxi. Khi có đủ Canxi, tình trạng còi xương được khắc phục thì trẻ cũng sẽ mọc răng bình thường trở lại. Cha mẹ nên bổ sung cùng lúc Canxi nano, Vitamin D và MK7. 3 chất này có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. 

Canxi sau khi được nạp vào cơ thể thông qua đường miệng sẽ được đưa tới ruột. Tại đây, Vitamin D sẽ lấy Canxi thẩm thấu ở thành ruột vào máu. Sau đó, MK7 sẽ lấy Canxi từ máu và gán vào từng xương, răng trong cơ thể. Thiếu đi 1 trong 3 chất này, cơ thể trẻ chắc chắn sẽ bị còi xương. 

Do Canxi bản chất khó hấp thụ, nên cha mẹ nên sử dụng Canxi nano khi muốn hiệu quả chữa bệnh nhanh hơn. Canxi nano có kích thước phân tử siêu nhỏ, dễ thẩm thấu vào thành ruột hơn, nâng hiệu suất hấp thụ lên hơn 200 lần so với Canxi thường. Vì vậy, trẻ không cần uống bổ sung quá nhiều nhưng vẫn có đủ lượng Canxi cần thiết. 

Đọc thêm: 

2.6. Khuyến khích trẻ vận động hàng ngày

trẻ còi xương khuyến khích vận động mỗi ngày

Trẻ còi xương chậm mọc răng nên tập luyện thường xuyên để tình trạng sức khỏe nhanh được cải thiện
 

Ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bạn cũng nên khuyến khích trẻ vận động hằng ngày. Việc vận động sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cường tế bào xương, tránh tình trạng yếu tới, tăng cân chậm. 

Cha mẹ nên chọn cho trẻ bài tập và cường độ tập luyện nhẹ nhàng, thích hợp với lứa tuổi. Trung bình mỗi ngày cha mẹ nên dành ra khoảng 15 phút cho trẻ vận động.

2.7. Cho trẻ còi xương chậm mọc răng tắm nắng đúng cách

Khi tiếp xúc với ánh nắng, da trẻ sẽ tự sản sinh ra Vitamin D và đi thẳng vào máu, giúp cơ thể hấp thụ Canxi. Theo tính toán, có tới 80% nhu cầu Vitamin D của cơ thể có thể được cung cấp bằng cách này. 

Khung giờ lý tưởng để tắm nắng chính là từ 6 tới 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Lúc này tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh nắng khá yếu, không gây tổn thương tới da của bé. Thời gian tắm nắng không nên quá 30 phút một ngày.

Đọc thêm: Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng?

2.8. Không pha sữa cho con bằng nước bột, nước rau củ, nước cháo hay nước khoáng

Nhiều người cho rằng phần nước bột, nước rau củ, nước cháo… sẽ rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, việc pha nhiều loại nước như vậy có thể khiến trẻ bị khó tiêu, gây phản tác dụng. 

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng, chất khoáng từ các loại nước này cũng có thể gây cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng và Canxi từ sữa. Do đó, dù uống sữa nhiều nhưng trẻ vẫn còi xương. 

Đọc thêm: 

Để con trẻ khỏe mạnh, hết còi xương và có hệ xương, răng khỏe mạnh, cha mẹ nên thực việc tất cả những điều trên. Nếu thấy tình trạng còi xương chậm mọc răng ở trẻ không thuyên giảm, hãy cho con đi khám để được điều trị từ chuyên gia sớm nhất có thể. 

5.0 (100%)/1 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI