Ho, đau họng, viêm phế quản.. là những biểu hiện khi bị viêm đường hô hấp trên mà bất cứ ai cũng thường gặp phải. Viêm đường hô hấp trên là gì? Có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu chính xác hơn về căn bệnh này qua những thông tin dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Viêm đường hô hấp trên là gì?
Biểu hiện khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên
1.1. Hệ hô hấp trên gồm những bộ phận nào?
Hệ hô hấp của con người được chia thành hai phần trên và dưới, lấy nắp thanh quản làm ranh giới phân chia, trong đó hệ hô hấp trên bao gồm các bộ phận mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản.
1.2. Chức năng của hệ hô hấp trên
Hệ hô hấp trên có chức năng vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Hệ hô hấp trên sẽ có nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài để đưa vào cơ thể, đồng thời lọc không khí chất lượng hơn trước khi truyền đến phổi và làm ẩm, sưởi ấm cho cơ thể.
1.3. Viêm đường hô hấp trên là gì?
Hệ hô hấp trên hầu như đều là các cơ quan hứng chịu trực tiếp các tác nhân xấu từ bên ngoài như khói, bụi bẩn, vi khuẩn hay sự thay đổi thời tiết bất ngờ. Chính vì thế nếu không có những phương pháp bảo vệ hợp lý thì hệ hô hấp trên rất dễ bị bệnh.
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (giảng viên ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh) thì: Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên do ảnh hưởng của virus, vi khuẩn gây bệnh. Đây là tình trạng thường gặp phổ biến ở cả trẻ em và người lớn.
2. Cách nhận biết khi bị viêm đường hô hấp trên
Nhận biết viêm đường hô hấp trên là gì dựa trên biểu hiện của trẻ
2.1. Các bệnh viêm đường hô hấp trên thường thấy
- Viêm họng
Đây là triệu chứng thường xuyên gặp nhất trong số các bệnh về viêm đường hô hấp. Đây cũng là tình trạng nhẹ nhất và nhanh hết nhất trong số các bệnh viêm đường hô hấp trên.
Biểu hiện thường thấy là người bệnh ho nhiều, đặc biệt về đêm, khi trời lạnh mà cổ không đủ ấm. Giọng nói khàn, có thể đau rát cổ họng khi nói chuyện và ăn uống nếu bị nặng.
- Viêm tai giữa
Người bị viêm tai giữa sẽ cảm thấy đau nhức trong tai, thính giác không được ổn định, có dịch màu vàng hoặc máu chảy ra từ tai. Các triệu chứng kèm theo còn có thể sốt cao, thèm ăn, khó ngủ và buồn nôn.
- Viêm xoang
Người bị mắc viêm xoang luôn nghẹt mũi, ngứa mũi, khó thở nhất khi về đêm lạnh hay sử dụng điều hòa.
- Viêm thanh quản
Đây tình trạng dây thanh âm trong họng bị sưng khiến người bệnh khó nói chuyện, cổ họng đau nhức khi nói và giọng bị khàn.
- Viêm mũi
Mũi luôn bị đỏ ửng do ngứa khó chịu. Người bệnh thường cảm thấy khó thở khi trời lạnh hoặc về đêm, thậm chí phải thở bằng miệng vì nghẹt mũi.
2.2. Đối tượng dễ bị viêm đường đường hô hấp trên
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm đường hô hấp trên nhất
Đối tượng dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên nhất chính là trẻ em.
- Trung bình, một năm người lớn chỉ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp từ 2 đến 3 lần, trong khi đó trẻ em lại lên đến 8-10 lần.
- Trẻ em có sức đề kháng còn yếu, các cơ quan lại chưa phát triển hoàn thiện các chức năng, nhất là với những em bé bị sinh non thiếu tháng lại càng dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy phụ huynh cần lưu ý hơn về bảo vệ sức khỏe con trẻ.
Mùa lạnh là thời điểm dễ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp nhất. Thời tiết thay đổi, độ ẩm trong không khí giảm, các virus gây bệnh có điều kiện để phát triển nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi trời đổ lạnh mọi người thường có xu hướng ở trong phòng cho ấm khiến virus có cơ hội lây lan dễ hơn.
Các bệnh về viêm đường hấp như viêm họng thường dễ mắc phải, dễ chữa trị nhưng cũng dễ tái phát nếu không biết điều trị và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Theo số liệu, Việt Nam là đất nước đứng thứ 12 trên thế giới về số người mắc các bệnh về đường hô hấp. Trung bình mỗi năm có đến hơn 17% dân số mắc viêm đường hô hấp đa số là trẻ em.
3. Nguyên nhân mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên
Vi khuẩn liên cầu xâm nhập gây ra viêm đường hô hấp trên
Nguyên nhân chủ yếu mắc bệnh hô hấp là do các vi rút có hại xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp.
Các vi khuẩn liên cầu khuẩn tán nhóm máu A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm hay dị ứng thời tiết, khói bụi cũng là nguyên nhân khiến cơ thể suy yếu và mắc các bệnh về hô hấp.
- Viêm họng: Do sự thay đổi của thời tiết chuyển lạnh, cổ họng không được giữ ấm. Sử dụng đồ lạnh như nước đá, nước có ga hay các thực phẩm quá nóng khiến cổ họng bị tổn thương gây viêm họng
- Viêm tai giữa: dịch trong hòm nhĩ có thể bị nhiễm trùng do vệ sinh tai hoặc họng không đúng cách. Ví dụ như một số người thường xuyên sát khuẩn miệng bằng nước muối, tuy nhiên nếu không cẩn thận có thể khiến nước trào ngược lên tai gây viêm tai giữa
- Viêm xoang: Viêm mũi để lâu ngày không trị dứt sẽ dẫn đến viêm xoang. Bên cạnh đó, viêm xoang còn do cơ địa của một số người yếu, sức đề kháng kém mà lại ở khu vực có độ lạnh cao cũng rất dễ mắc bệnh này.
- Viêm thanh quản: các khuẩn phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu hoặc do Acid trong dạ dày trào ngược gây viêm thanh quản.
4. Viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
4.1. Khi nào viêm đường hô hấp trên không đáng lo?
Viêm đường hô hấp trên không quá đáng lo nếu trẻ sốt không quá cao (dưới 38 độ), các triệu chứng ho hay khó thở ít và với mức độ thấp.
Thực chất viêm đường hô hấp có khả năng phát bệnh nhanh nhưng cũng dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên rất nhiều bố mẹ chủ quan điều này nên thường lơ là không điều trị dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
4.2. Biến chứng nguy hiểm của các bệnh viêm đường hô hấp trên
- Viêm họng: Nếu không điều trị viêm họng dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phổi, viêm hạch bạch huyết, nhiễm trùng huyết.
- Viêm tai giữa: Biến chứng của viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ hay giảm thính lực. Dây thần kinh mặt bị liệt, viêm xương chũm thậm chí là gây viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, …
- Viêm thanh quản: Nam mắc viêm thanh quản biến chứng rất dễ xuất hiện các khối u ác tính nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm phế quản: Ung thư phổi chính là biến chứng khá nặng do không điều trị viêm phế quản dứt điểm.
5. Cách điều trị khi bị viêm đường hô hấp trên
5.1. Kháng sinh đường hô hấp cho trẻ em
Nhiều bác sĩ khuyên rằng với bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, sử dụng kháng sinh chưa chắc đã có ích và hiệu quả.
Nhiều loại viêm đường hô hấp không cần sử dụng kháng sinh như ho, viêm họng, mà thay vào đó nên dùng các thảo mộc tự nhiên như quất, nước cam vv… để điều trị cho bé sẽ hiệu quả hơn. Tốt nhất mẹ chỉ nên sử dụng kháng sinh khi bé bị nhiễm khuẩn, bé sốt quá cao hay theo đơn thuốc của các bác sĩ chuyên môn.
Nếu đã sử dụng kháng sinh, mẹ cần dùng đúng loại được chỉ định và tuân thủ theo đúng giờ giấc, liều dùng mà bác sĩ đã căn dặn. Tuyệt đối không sử dụng vài ngày đến khi thấy có dấu hiệu hết bệnh mà ngưng thuốc vì có thể khiến cơ thể kháng thuốc, không còn hiệu quả cao nếu dùng lần sau.
Nếu trẻ bị mắc bệnh về viêm đường hô hấp trên có thể sử dụng các loại kháng sinh như Efferalgan, Panadol, Tylenol vv… kèm theo các loại nước mát, nước trái cây để bổ sung nước cho cơ thể.
5.2. Bổ sung chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng
Đảm bảo dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên là do sức đề kháng yếu làm cho cơ thể không chống lại được sự tấn công của virus, vi khuẩn. Do đó, thay vì dùng thuốc để trị, mẹ hãy nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, hình thành “rào chắn” tự nhiên, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
- Immune Alpha: Được chiết xuất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae được nghiên cứu và sản xuất trên các dây chuyền công nghệ hiện đại của Mỹ đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Immune Alpha có tác dụng nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch, Làm tăng IgA trong nước bọt, nâng cao vai trò của hệ miễn dịch. Sử dụng Immune Alpha giúp trẻ khỏe mạnh, hạn chế sự mắc cách bệnh về viêm đường hô hấp hiệu quả hơn.
- Colostrum: Colostrum rất giàu các chất kháng thể và dinh dưỡng, là một chất kháng sinh tự nhiên an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ.
- FOS (chất xơ hòa tan): có tác dụng rất hữu ích với hệ tiêu hóa bằng cách tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong đường ruột, giảm táo bón, kích thích nhu động ruột, tăng cường hấp thu khoáng chất cho cơ thể.
- Vitamin, khoáng chất: Dù với trẻ nhỏ hay người lớn thì luôn cần các vitamin và khoáng chất để phục vụ cho cơ thể. Nhất là với bé hay bị bệnh viêm đường hô hấp, cơ thể nếu được cung cấp lượng vitamin và khoáng chất phù hợp sẽ mau hồi phục tăng sức đề kháng và điều trị dứt điểm bệnh nhanh chóng.
5.3. Thuốc chữa viêm đường hô hấp cho trẻ
- Trường hợp bé bị viêm đường hô hấp trên cấp độ nhẹ:Nếu con chỉ mới bị viêm họng, sổ mũi,... phụ huynh nên cho con dùng các loại thuốc có chất kháng sinh như: spiramycin, amoxicillin, augmentin, nhóm kháng sinh benzylpenicillin,… Hoặc mẹ cũng có thể dùng các loại siro ho, thuốc bổ phế nếu bé chỉ bị các triệu chứng ho thông thường
- Nếu bé bị sốt cao: Nên dùng thêm efferalgan, aspegic,…
- Trường hợp sức đề kháng của trẻ mạnh: Mẹ có thể chờ bệnh từ khỏi trong vòng từ 6 đến 9 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian này bé phải được cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng cần thiết để bồi bổ nâng cao sức đề kháng.
- Mẹ cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị cho bé như: tắc ngâm mật ong hấp cách thủy, gừng hấp mật ong vv…
- Thường xuyên cho bé uống các loại nước trái cây, hạn chế để cơ thể bị lạnh hay tiếp xúc với môi trường quá nóng hay quá lạnh vv…
Nếu trong khoảng hơn 10 ngày mà bé không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến ngay các bệnh viện để được điều trị kịp thời.
6. Các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp trên
Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, phòng tránh viêm đường hô hấp trên
- Đeo khẩu trang, không tiếp xúc mầm bệnh, hạn chế sự tác động của khói bụi hay các loại virus có hại. Nhất là khi ra đường mẹ nên trang bị khẩu trang cho bé vì đây là môi trường dễ mắc bệnh nhất.
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời và trước khi ăn cơm, đi ngủ để tránh đưa các vi khuẩn từ tay tiếp xúc với cơ quan hô hấp như miệng, mũi.
- Không ở trong môi trường quá nóng, quá lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi, dễ gây ra tổn thương các cơ quan hô hấp trên.
- Hạn chế việc ra ngoài khi trời quá lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, mẹ nên trang bị các trang phục giữ ấm toàn thân cho bé, đặc biệt các vùng cổ, tay chân, hai bên tai. Ngoài ra mẹ có thể mua các loại túi sưởi nhỏ để để trong túi áo, cầm tay để giữ ấm cho cơ thể.
- Cách giúp cơ thể ấm hơn mùa đông: quàng khăn, dùng túi sưởi, mặc áo lót lông, đi bốt,...
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bố mẹ giải đáp những băn khoăn về viêm đường hấp hấp trên là gì, cách điều trị và phòng tránh ra sao. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh!