3 điều mẹ cần biết khi trẻ bị rụng tóc máu

23559

Rụng tóc máu là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ thế nhưng trẻ bị rụng tóc máu là gì và có nguy hiểm hay không thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các mẹ những điều cần biết về rụng tóc máu ở trẻ cũng như cách để trẻ có thể có khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

1. Tóc máu là gì ?

Trẻ bị rụng tóc máu

Trẻ bị rụng tóc máu

 

Tóc máu là lớp tóc đầu tiên được hình thành từ khoảng tuần 24 khi trẻ còn là bào thai, đồng thời cũng là phần tóc bảo vệ da đầu còn mỏng và non yếu của trẻ sơ sinh, nhằm giúp trẻ hạn chế những tác động bên ngoài.

Tóc máu được nuôi dưỡng dựa vào nguồn hormone của mẹ. Bởi vậy, cùng với thời gian thì lớp tóc này sẽ mọc và dài ra tùy vào từng trẻ khác nhau.

2. Vì sao trẻ bị rụng tóc máu?

2.1. Hiện tượng sinh lý thông thường

Các bậc phụ huynh thường nghĩ, tóc của trẻ sơ sinh luôn giống nhau. Tuy nhiên, tóc của mỗi trẻ có những đặc điểm khác nhau về màu sắc, độ xoăn, thẳng và dày mỏng riêng. Gen di truyền từ cha mẹ và chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến tóc của mỗi trẻ sơ sinh.

Trẻ bị rụng tóc máu là một hiện tượng sinh lý bình thường. Như đã nói, tóc máu được hình thành từ tuần 24 và được nuôi dưỡng nhờ hormone của mẹ.

Bởi vậy, khi trẻ được sinh ra thì nguồn dinh dưỡng nuôi tóc từ hormone của mẹ cũng không còn; thêm vào đó, lúc này nội tiết tố trong cơ thể trẻ cũng có sự thay đổi. Do đó, tóc máu sẽ tự rụng đi trong giai đoạn khoảng 6 tháng đầu sau sinh và thay vào đó và lớp tóc mới.

2.2. Trẻ thiếu Canxi

Những bậc phụ huynh thường cảm thấy rất lo lắng khi trẻ bị rụng tóc và không biết nguyên nhân là gì. Nhiều người còn cho rằng trẻ bị rụng tóc máu do trẻ bị còi xương hoặc có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe bên trong cơ thể. Điều này có thể đúng nếu tình trạng rụng tóc vẫn còn diễn ra khi trẻ đã hơn 6 tháng tuổi.

Còi xương là biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi trầm trọng. Canxi là thành phần chính của xương, răng, tóc, móng. Canxi có vai trò quan trọng với nhiều hoạt động của cơ thể trong đó có việc đảm bảo hoạt động cho các tuyến nội tiết và enzym. Enzym Biotin đảm bảo cho tóc phát triển khỏe mạnh nếu không được sản sinh sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc.

Lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ và các trung tâm y tế để có sự tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời. 

3. Quá trình rụng tóc máu của trẻ

3.1. Biểu hiện

Tóc máu khi rụng sẽ rụng theo từng mảng và lan ra khắp đầu trẻ. Thông thường, tóc máu sẽ rụng ở phần sau gáy đến phần thóp đầu, trên đỉnh đầu và cuối cùng là rụng ở phần trước trán.

Tóc máu của trẻ sau khi rụng hết sẽ được thay bằng một lớp tóc mới. Tóc mới có thể đổi màu, dày hoặc mỏng hơn.

Khi bị rụng tóc máu, trẻ có thể sẽ quấy khóc, đổ mồ hôi trộm vì lớp bảo vệ da đầu bị mất đi, khiến trẻ không thích nghi kịp với môi trường. Đôi khi, do tóc rụng nên da đầu trẻ bị tổn hại do trầy, xước khiến trẻ đau rát và khóc. Mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.

3.2. Thời gian trẻ bị rụng tóc máu

6 tháng đầu đời là khoảng thời gian trẻ bị rụng tóc máu. Tóc rụng lưa thưa hoặc thành từng mảng, cụm. Bé có thể bị rụng tóc trước trán, đỉnh đầu, sau gáy.

Sau khi tóc máu rụng đi, tóc mới sẽ phát triển. Mái tóc có thể dày hơn hoặc mỏng hơn, màu tóc giữ nguyên hoặc đậm màu hơn tóc máu.

Trẻ rụng tóc máu là hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu sau 6 tháng tuổi mà tóc trẻ vẫn còn rụng tóc liên tục thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bởi lúc này trẻ có thể mắc phải những bệnh lý về da, chứ không phải là rụng tóc máu sinh lý.

4. Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh không?

Cần hết sức lưu ý khi muốn cắt tóc máu cho trẻ

Cần hết sức lưu ý khi muốn cắt tóc máu cho trẻ
 

Nhiều phụ huynh thường nóng vội dùng kéo cắt đi với hy vọng tóc mới sẽ mau mọc hơn, tóc dày và đẹp hơn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu hay kết luận nào nói về việc cắt tóc máu sẽ làm cho tóc bé mọc nhanh hơn hay tốt hơn cho trẻ. 

Việc để tóc máu rụng và tóc mới mọc tự nhiên vô cùng quan trọng. Tóc máu có vai trò trong việc bảo vệ da đầu của trẻ, nhất là phần thóp non nớt của trẻ sơ sinh. Trong trường hợp khi cha mẹ cắt phần tóc máu có thể gây ra tình trạng trầy xước, ảnh hưởng đến vùng da đầu, thậm chí phần não bộ của trẻ rất nguy hiểm. 

Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là không cần thiết. Từ 12 tháng tuổi trở lên cha mẹ có thể cắt tóc cho trẻ bởi lúc này da đầu, đặc biệt là phần thóp đầu đã cứng cáp.

5. Cách xử lý khi trẻ bị rụng tóc máu

5.1. Những việc mẹ nên làm

Để hạn chế việc rụng tóc máu ở trẻ các mẹ nên chú ý một số điểm sau:

  • Thứ nhất, để làm sạch da đầu và tóc cho trẻ các mẹ nên gội đầu cho trẻ bằng nước cốt chanh hoặc dùng xà phòng dành riêng cho trẻ để tránh tình trạng kích ứng da.
  • Thứ hai, có một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ, đặc biệt là các loại vitamin H, vitamin D, kẽm, canxi,... Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tham khảo bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với thể trạng của bé nhà mình.
  • Thứ ba, các mẹ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 15 đến 20 phút vào mỗi buổi sáng để giúp trẻ hấp thụ vitamin D tốt hơn và hỗ trợ cho việc kích thích mọc tóc của trẻ.
  • Thứ tư, trẻ cũng có thể bị rụng tóc do tư thế nằm hoặc do trẻ tự giật, kéo tóc. Vậy nên các mẹ cần thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho trẻ, tránh để trẻ nằm một thế quá lâu và đeo bao tay cho trẻ để trẻ không tự giật, kéo tóc,...

5.2. Những việc mẹ không nên làm

Bên cạnh những việc nên làm thì các mẹ cũng chú ý không nên làm những việc sau:

  • Thứ nhất, không nên gội đầu quá thường xuyên cho trẻ mà chỉ nên gội từ 2 đến 3 lần trong một tuần.
  • Thứ hai, do da đầu và tóc của trẻ còn khá yếu nên các mẹ tuyệt đối không nên dùng dầu gội người lớn để gội đầu cho trẻ.
  • Thứ ba, khi gội đầu cho trẻ chú ý không chà xát quá mạnh mà chỉ nên massage nhẹ nhàng cho trẻ để tránh làm trẻ bị tổn thương vùng da đầu và đứt tóc.

5.3. Chú ý nếu sau 6 tháng, trẻ vẫn bị rụng tóc nhiều

Trong giai đoạn 6 tháng đầu trẻ bị rụng tóc máu là hiện tượng bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Tuy nhiên, sau 6 tháng đầu, nếu trẻ vẫn tiếp tục rụng tóc thì cha mẹ cần chú ý hơn do lúc này không phải do rụng tự nhiên mà có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Do nhiễm nấm da đầu: Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây rụng tóc ở trẻ do nấm da capitis gây ra. Đây là loại nấm khá dễ lây nhiễm, trẻ bị nhiễm nấm này sẽ có hiện tượng rụng tóc từng mảng nhỏ và có vảy bong ra.
  • Do thiếu dinh dưỡng: Khi còn ở trong bụng mẹ, dinh dưỡng của trẻ được cung cấp từ mẹ. Sau khi ra đời thì cơ thể trẻ cần tự hấp thụ dinh dưỡng nuôi cơ thể mình do đó nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý thì trẻ rất dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tình trạng rụng tóc.
  • Bị sốt nhiều và dùng vitamin A quá liều: Theo nhiều chuyên gia thì đây cũng chính là một nguyên nhân gây ra rụng tóc ở trẻ. Khi gặp tình trạng này bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể.

6. Tăng sức đề kháng để hạn chế tình rụng tóc do bệnh lý

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bị rụng tóc máu

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bị rụng tóc máu
 

Để giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, các mẹ cần giúp trẻ tăng sức đề kháng tránh hiện tượng rụng tóc bất thường, rụng tóc hình vành khăn sau 6 tháng tuổi khi mà giai đoạn rụng tóc máu sinh lý đã hết.

Các chất dinh dưỡng quan trọng mà mẹ cần bổ sung cho trẻ, hạn chế tình trạng rụng tóc là:

  • Vitamin D: Hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu, duy trì nồng độ Canxi ở mức ổn định giúp cho xương chắc khỏe, phòng chống còi xương. Một số thực phẩm chứa Vitamin D là sữa, dầu hạt hướng dương, trứng, thịt cá hồi, gan,…;
  • Canxi: Là thành phần chính của xương, phát triển và duy trì xương chắc khỏe, phòng chống còi xương và tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Mẹ có thể tìm được Canxi trong sữa, trứng gà, thịt, mầm đậu, hạt đậu,….
  • Vitamin C: Giúp tăng đề kháng, hỗ trợ miễn dịch cơ thể, chống oxy hóa. Mẹ nên bổ sung Vitamin C bằng cách ăn nhiều nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Kẽm: Tốt cho mắt, não bộ của bé, tránh cảm cúm và ốm vặt. Kẽm có trong rau xanh, các loại hạt, trái cây, mầm lúa mì,…
  • Sắt: Giúp bổ máu có trong lòng đỏ trứng, thịt động vật có màu đỏ, đậu, hải sản, khoai lang, gạo lứt,…;
  • Magie: Magie tập trung chủ yếu ở xương, có vai trò điều hòa hoạt động của hệ thần kinh và hệ cơ, tham gia vào hơn 300 quá trình trao đổi chất. Thực phẩm giàu magie là socola đen, các loại hạt, ngũ cốc, cá, trái cây giàu chất béo hoặc vị chua,…

Một trong giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà mẹ nên áp dụng là dùng thực phẩm chức năng có chứa bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7 dành cho trẻ từ 6 tháng - 4 tuổi.

Sản  phẩm này có công dụng bổ sung Canxi, giúp phát triển chiều cao, tăng cường sức đề kháng và có rất nhiều ưu điểm nổi bật giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ như:

  • Chứa bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7 cùng các dưỡng chất khác như Magie, kẽm, DHA giúp hình thành xương, xương phát triển chắc khoẻ, phát triển trí não.
  • Chứa Immune Alpha (chiết xuất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae) có hiệu quả tăng cường miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Chứa Colostrum (sữa non) có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, các kháng thể diệt vi khuẩn, vi rút độc hại và các chất điều hoà miễn dịch giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật, phát triển và khỏe mạnh.
  • Chứa FOS (chất xơ hoà tan) giúp hệ tiêu hoá của trẻ được khỏe mạnh. Không bị táo bón.

Thành phần được tạo nên từ những nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ GMP an toàn và chất lượng cao.

7. Cách giúp trẻ nhanh mọc lại tóc sau khi đã rụng

Tắm nắng là cách giúp trẻ giảm tình trạng rụng tóc máu

Tắm nắng là cách giúp trẻ nhanh mọc lại tóc
 

Khi trẻ đã rụng hết phần tóc máu, mẹ có thể làm một số cách sau để giúp tóc mới nhanh mọc:

  • Cho trẻ ra sân tắm nắng vào mỗi buổi sáng;
  • Massage da đầu cho trẻ bằng dầu dừa, dầu oliu;
  • Cho trẻ bú đủ sữa mẹ để có đủ dưỡng chất;
  • Gội đầu cho trẻ nhẹ nhàng;
  • Chọn loại dầu gội dành cho trẻ nhỏ có khả năng kích ứng thấp nhất, dịu nhẹ với da đầu của trẻ;

Tuy nhiên, nếu làm những các trên mà tình trạng tóc rụng của bé vẫn không giảm và lâu mọc tóc mới thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để có sự tham vấn của bác sĩ.

Trẻ bị rụng tóc máu là quá trình diễn ra tự nhiên của cơ thể trẻ vì vậy các mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu rụng tóc bất thường thì các mẹ nên chú ý quan sát theo dõi kĩ quá trình rụng tóc để tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp xử lý kịp thời, an toàn và phù hợp với trẻ. 

4.5 (90%)/6 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI