Rụng tóc ở trẻ 10 tuổi không chỉ khiến bé tự ti mà còn là biểu hiện bệnh lý bố mẹ cần biết. Bé đã 10 tuổi nhưng mái tóc thưa, mỏng, tóc hay rụng lưa thưa hoặc từng mảng ở nhiều vùng da đầu thì bố mẹ cần quan sát và tìm cách giải quyết càng sớm càng tốt!
Tóm tắt nội dung
1. Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ 10 tuổi
Bình thường, trên da đầu của trẻ có khoảng 100.000 - 200.000 sợi tóc và trung bình mỗi ngày có thể rụng 30 - 100 sợi. Nếu cha mẹ thấy lượng tóc rụng ở trẻ lớn hơn 100 sợi/ngày, rất có thể trẻ đang mắc phải bệnh rụng tóc.
Để có các phương pháp điều trị kịp thời, cha mẹ cần tìm hiểu rõ về những nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ 10 tuổi.
1.1. Nấm da đầu
Nấm da đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi
Nấm da đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ nhỏ bị rụng tóc. Nấm da đầu sẽ khiến nang tóc yếu đi, tóc không nhận được dinh dưỡng và gãy rụng. Nấm da đầu còn khiến tóc mới khó mọc và ngày càng thưa thớt.
Một số biểu hiện thường gặp đó là:
- Xuất hiện các vòng tròn có màu đỏ trên da đầu.
- Xuất hiện nhiều gàu.
- Xuất hiện các vảy tròn trên da đầu.
- Có biểu hiện ngứa và khó chịu trên vùng đầu
- Dễ rụng tóc.
1.2. Nhiễm khuẩn
Rụng tóc do nhiễm khuẩn hay còn gọi là rụng tóc do viêm chân tóc, nguyên nhân chủ yếu do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây nên.
Ngoài ra, còn một số tác nhân khác như vi khuẩn gram âm và một số yếu tố thuận lợi gây viêm chân tóc như: trẻ sống trong môi trường có khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn, bịt kín da đầu, da đầu luôn đẫm mồ hôi.
Một số biểu hiện của tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi do nhiễm khuẩn.
- Xuất hiện các nốt sần nhỏ như hạt kê ở chân tóc., có vẩy, rất ngứa, mọc nhiều nhất ở vùng gáy, hai bên tóc mai.
- Nếu bệnh nặng, sẩn có thể lan cả đến lông mi, vùng râu, lông nách và kéo nhiều tháng, nhiều năm.
- Nếu gãi nhiều có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát gây chốc lở, nổi hạch đau hai bên cổ.
1.3. Chứng rụng tóc từng mảng
Rụng tóc từng mảng là do sự bất thường trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sự bất thường này dẫn đến tự miễn dịch - hệ thống miễn dịch hoạt động sai và có xu hướng tấn công chính cơ thể của mình. Kết quả là, hệ thống miễn dịch tự tấn công các mô của cơ thể.
Các triệu chứng phổ biến của rụng tóc từng mảng như:
- Xuất hiện một hoặc nhiều đốm mịn có kích thước to bằng đồng xu, có hình tròn ở nơi trước khi tóc rụng.
- Xuất hiện một vài sợi lông ngắn bên trong hoặc rìa mảng của nơi tóc rụng.
- Một số trường hợp có thể bị hói.
- Móng tay có thể có các vết lõm nhỏ (rỗ), móng thô, mất độ bóng và chẻ đôi.
1.4. Rụng tóc kiểu TE (Telogen Effluvium)
Rụng tóc Telogen Effluvium còn được gọi là tóc rụng trong giai đoạn các nang tóc ở pha nghỉ ngơi, thường kéo dài khoảng sáu tháng. Trẻ thường mắc phải chứng bệnh này sau khi trải qua một cơn sốt hoặc một ca phẫu thuật.
Bên cạnh đó, căng thẳng cũng có thể gây ra tình trạng này. Một biểu hiện thường gặp là:
- Sút cân.
- Tăng rụng tóc, tóc mỏng thưa đi.
- Trẻ rụng tóc sau vài tuần bị ốm.
1.5. Hóa trị
Hóa trị khiến trẻ bị rụng tóc cả đầu
Hóa trị trong điều trị ung thư cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi. Trẻ sẽ có những biểu hiện:
- Buồn nôn và chán ăn.
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Mắc bệnh lý: tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc bệnh ung thư
1.6. Giảm cân quá đà
Chế độ ăn kiêng để giảm cân cấp tốc có thể giúp trẻ giảm cân nhanh chóng. Nhưng nó cũng gây ra tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng như: Vitamin D, Vitamin B5, Vitamin H (biotin), Protein, Acid Folic,... dẫn đến việc rụng tóc không thể kiểm soát được.
1.7. Lạm dụng hóa chất
Hóa chất làm tóc là một trong những tác nhân gây ra việc rụng tóc, thưa tóc ở trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình làm tóc (nhuộm, uốn, duỗi,…), cần sử dụng các tác động vật lý như kéo tóc, uốn tóc… sẽ làm tổn thương sợi tóc trên da đầu và suy yếu tế bào mầm tóc từ bên trong và gây ra tình trạng rụng tóc.
1.8. Buộc tóc quá chặt
Tránh buộc tóc quá chặt khiến con bị rụng tóc
Theo bài báo đăng trên Tạp chí của Học viện da liễu Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu của Johns Hopkins đã chỉ ra mối liên giữa buộc tóc và sự rụng tóc.
Theo nghiên cứu, việc trẻ buộc tóc quá chặt trong một thời gian dài hoặc liên tiếp nhiều ngày có thể gây ra tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi.
1.9. Dùng Vitamin A quá liều
Khi cha mẹ bổ sung Vitamin A quá liều có thể gây ra ngộ độc cấp tính dẫn đến tình trạng da bong vảy, khô ngứa, rụng tóc, nhức đầu, nôn mửa ở trẻ.
Những triệu chứng thường gặp của tình trạng này như:
- Da khô, môi khô nứt.
- Viêm lưỡi.
- Rụng tóc hoặc hói đầu.
- Nôn mửa.
1.10. Hệ miễn dịch suy giảm
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn hoặc suy giảm, khiến cho cơ thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố “ngoại xâm” xâm nhập, dẫn đến quá trình đào thải chúng được kích hoạt. Nang tóc bị hủy hoại dẫn đến quá trình rụng tóc đến nhanh và sớm hơn bình thường.
Rụng tóc do suy giảm hệ miễn dịch thường gặp ở những người có các bệnh như bệnh tuyến giáp, tiểu đường, lupus và bạch biến...
1.11. Thường xuyên căng thẳng
Sự căng thẳng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi
Khi trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch và thần kinh, từ đó gây ra tình trạng rụng tóc đột ngột.
1.12. Dùng dầu gội không thích hợp
Hiện nay, có rất nhiều loại dầu gội có chứa hàm lượng cao chất tẩy rửa còn khiến da đầu trở nên nhạy cảm hơn. Tình trạng này để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến nang tóc, khiến tóc xơ hơn và rụng nhiều.
1.13. Sấy tóc với nhiệt độ quá cao
Nhiều người cho rằng, để nhiệt càng cao tóc sẽ càng khô nhanh, nhưng thực tế không phải vậy. Bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp ở những phần tóc nhất định để hạn chế tình trạng tóc bị khô và vỡ kết cấu do nhiệt.
1.14. Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi.
Khi cơ thể của trẻ thiếu hụt estrogen và progesteron, testosterone khiến DHT (một hormone gây rụng tóc, hói đầu) tăng lên, dẫn đến tình trạng tăng tiết bã nhờn và teo nang tóc khiến tóc rụng và khó mọc trở lại.
2. Hướng giải quyết với mỗi nguyên nhân gây rụng tóc
2.1. Rụng tóc do nấm
Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nấm như griseofulvin, itraconazol, ketoconazol. Nấm da đầu rất dễ lây lan, do đó, cha mẹ hãy cho trẻ sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như gối, khăn tắm, nón…
2.2. Rụng tóc do nhiễm khuẩn
Điều trị rụng tóc ở trẻ 10 tuổi do nhiễm khuẩn khi dùng thuốc cần kết hợp dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, thuốc chống ngứa và thuốc chống dị ứng. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có chỉ định cho trẻ.
2.3. Rụng tóc từng mảng
Điều trị phổ biến nhất dành cho rụng tóc từng mảng là tiêm corticoid vào da đầu hoặc da, khoảng 1cm, mỗi 4-6 tuần hoặc bôi corticosteroid lên chỗ da bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng này các bác sĩ còn áp dụng liệu pháp miễn dịch tiếp xúc gây ra phản ứng dị ứng trên da đầu giúp tóc mọc lại.
2.4. Rụng tóc kiểu TE
Rụng tóc kiểu TE chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Do đó, cách tốt nhất cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường thoải mái và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
2.5. Hóa trị
Rụng tóc do hóa trị không cần điều trị. Vì khi hóa trị kết thúc, tóc của trẻ sẽ mọc lại. Nhưng việc điều trị ung thư bằng hóa trị gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ.
Do đó, cha mẹ có thể tìm mua bộ tóc giả phù hợp với trẻ hoặc cắt tóc ngắn trước khi điều trị bắt đầu. Hay đội cho trẻ một lưới tóc trước khi ngủ để trẻ không cảm thấy bồn chồn, lo lắng hoặc hoảng hốt khi thấy tóc mình rụng quá nhiều.
2.6. Giảm cân quá đà
Để tránh được tình trạng rụng tóc do giảm cân quá đà, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cánh giảm cân khoa học.
2.7. Lạm dụng hóa chất
Hạn chế tối đa việc nhuộm tóc, uốn, duỗi vì các loại hóa chất sẽ làm tóc biến tính và lâu ngày sẽ làm tóc gãy rụng.
2.8. Dùng dầu gội không thích hợp
Cẩn trọng trong việc chọn dầu gội đầu cho con
Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng dầu gội có chứa dưỡng chất như Vitamin B5, tinh chất từ vỏ bưởi và tránh các loại dầu gội có chứa cồn hoặc formaldehit.
2.9. Buộc tóc quá chặt
Để tránh việc rụng tóc ở trẻ 10 tuổi, tốt nhất cha mẹ không nên buộc tóc quá chặt và quá lâu cho trẻ. Đồng thời, nên tạo ra một khoảng thời gian để cho tóc của trẻ nghỉ ngơi. Ví dụ, lúc trẻ ngủ, mẹ nên tháo dây buộc tóc cho trẻ.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên chọn dây buộc tóc có dạng lót bông thay vì dây làm bằng chất liệu cao su hoặc làm bằng nhựa có hại. Dây buộc tóc lót bông sẽ không gây tổn thương cho tóc của trẻ.
2.10. Dùng Vitamin A quá liều
Bố mẹ chỉ sử dụng một lượng đủ Vitamin A phù hợp với độ tuổi trẻ, không nên tự ý cho trẻ uống thêm Vitamin A khi không cần thiết.
2.11. Hệ miễn dịch suy giảm
Với trường hợp rụng tóc ở trẻ 10 tuổi do hệ miễn dịch suy giảm các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ đánh giá các triệu chứng, kết hợp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị kịp thời.
2.12. Thường xuyên căng thẳng
Cha mẹ nên quan tâm, tạo môi trường thuận lợi để trẻ thả lỏng và điều chỉnh tâm lý thoải mái. Cân bằng chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, và tạo cho trẻ một thói quen và tinh thần tốt.
2.13. Sấy tóc với nhiệt độ quá cao
Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ sử dụng nhiệt độ thấp khi sấy ở phần chân tóc và sau đó tăng nhiệt từ từ cho những phần tóc còn lại. Phương pháp này sẽ giúp tóc nhanh khô hơn và tránh được hiện tượng rụng tóc do nhiệt độ quá cao.
2.14. Mất cân bằng nội tiết tố
Nếu tóc trẻ do mất cân bằng nội tiết cha mẹ hãy đưa con đến bác sĩ để chẩn đoán xem trẻ có mắc các bệnh này hay không. Khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất với tình tình trạng của trẻ.
3. Biện pháp tạm thời đối phó với rụng tóc
Ngoài các hướng giải quyết theo các nguyên nhân gây bệnh, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tạm thời sau đây để hạn chế tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi.
3.1. Dùng mũ che khi đi ra ngoài
Khi bị rụng tóc thì da đầu của trẻ đặc biệt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Để tránh những tổn thương và bảo vệ da đầu khỏe mạnh, cha mẹ hãy mua cho trẻ những chiếc mũ mềm để trẻ đội khi đi ra ngoài.
3.2. Đội tóc giả
Rụng tóc nhiều sẽ khiến trẻ tự ti và mặc cảm với ngoại hình của mình. Do đó, cha mẹ có thể mua cho trẻ một bộ tóc giả trông giống như tóc của trẻ. Cách này sẽ giúp trẻ trở nên thoải mái hơn trong quá trình điều trị bệnh rụng tóc.
3.3. Luôn giữ tinh thần lạc quan, tự tin
Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, cha mẹ nên chăm sóc và giữ cho trẻ một tinh thần lạc quan và tự tin. Nếu trẻ quá lo sợ, căng thẳng hay stress sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị, đội khi còn khiến tình trạng rụng tóc ở trẻ trở nên nặng hơn.
4. Cách điều trị tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi
4.1. Bổ sung các chất tăng cường sức khỏe
Bổ sung dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển theo đúng độ tuổi mà còn ngăn ngừa còi xương, suy dinh dưỡng. Sức đề kháng được tăng cường sẽ giúp hạn chế tình trạng ốm vặt, rụng tóc.
4.2. Dùng các loại dầu
Một số loại dầu được chiết suất từ thiên nhiên như dầu dừa, oliu, hạnh nhân, dầu thầu dầu, dầu bơ, dầu hương thảo… có tác dụng rất tốt đối với việc ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại.
4.3. Dùng giấm táo
Giấm táo giúp tóc mọc nhanh, giảm gãy rụng
Trong giấm táo có rất nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu và các dưỡng chất giúp tóc khỏe mạnh, ngăn ngừa gãy rụng và kích thích tóc mọc nhanh hơn.
Để chữa rụng tóc ở trẻ 10 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp sau:
- Bước 1: Gội đầu bằng nước ấm.
- Bước 2: Thoa trực tiếp giấm táo lên toàn bộ da đầu của trẻ.
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng da đầu trong 15 phút để tinh chất thấm sâu.
- Bước 4: Gội đầu lại bằng nước sạch.
4.4. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 10 tuổi bị rụng tóc
Cha mẹ nên bổ sung một số loại Vitamin và khoáng chất dưới đây vào chế độ ăn của trẻ.
- Canxi
Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương, thực hiện các chức năng của cơ thể. Thiếu Canxi gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể trong đó có việc tiết ra các hormone mọc tóc như hormone Androgen.
Vì thế cha mẹ nên bổ sung Canxi cho bé bằng một số loại thực phẩm như sò, nghêu, cá mòi, cải xoăn, phô mai, sữa chua, sữa....
Ngoài Canxi trong thực phẩm, cha mẹ nên bổ sung thêm Canxi nano. Bởi Canxi nano có kích thước siêu nhỏ, có khả năng hấp thu nhiều gấp 200 lần, giúp cơ thể trẻ hấp thu Canxi hiệu quả hơn.
- Vitamin D3
Vitamin D3 là một dạng Vitamin D có vai trò giúp cơ thể hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu và duy trì nồng độ Canxi ở mức ổn định. Thiếu Vitamin D3 sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Canxi và làm tóc gãy rụng.
Do đó các bậc phụ huynh nên bổ sung đầy Vitamin D3 để hạn chế việc rụng tóc ở trẻ 10 tuổi.
- Vitamin A
Vitamin A có tác dụng giúp mái tóc mọc chắc khỏe, giữ cho mái tóc không bị khô và gãy ngọn. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cải bó xôi, cà rốt, xoài, bí đỏ và khoai tây.
- Vitamin B5
Các thực phẩm giàu B5 cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi
Vitamin B5 hay còn gọi là axit Pantothenic có vai trò quan trọng trong việc hình thành các mô giàu protein và một trong số đó là keratin - giúp cho tóc chắc khỏe và mềm mượt.
Vitamin B5 là một protein tan trong nước được tìm thấy trong các thực phẩm như nấm, gan, lòng đỏ trứng gà, hạt hướng dương.
- Vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa đồng thời giúp cơ thể sản sinh collagen. Vitamin C giúp tăng cường khả năng đàn hồi của mái tóc. Các loại thực phẩm giàu Vitamin C mà cha mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ như súp lơ xanh, khoai lang, dâu tây, cam, đu đủ, ổi, việt quất...
- Vitamin E
Vitamin E có vai trò quan trọng với da, giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, giảm sự rụng tóc. Vitamin E có nhiều trong dầu hạnh nhân, đậu, rau lá xanh, quả bơ, và các loại hạt.
- Vitamin H (Biotin)
Biotin cho trẻ bị rụng tóc
Biotin là một Vitamin tan trong nước có tác dụng làm dày tóc, giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt. Vitamin H có nhiều trong đậu nành, gan bò, bơ, đậu, trứng và đậu phộng.
- Kẽm
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn của nang tóc, thu nhỏ nang lông giúp giảm gãy rụng, tóc mọc dày và chắc khỏe hơn. Các loại thực phẩm giàu kém như ốc, sò, hàu, tôm, cua, gà, lợn, bò,...
- Sắt
Nang tóc được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ở da đầu. Khi cơ thể thiếu sắt (thiếu máu) khiến tóc trở nên yếu và gãy rụng do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì vậy, việc bổ sung sắt là biện pháp giúp giảm chứng rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại nhanh hơn. Một vài loại thực phẩm giàu chất sắt mà cha mẹ có thể bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn của trẻ như cá, thịt gà, thịt bò...
4.5. Thường xuyên massage da đầu
Việc cha mẹ thường xuyên massage da đầu cho trẻ sẽ giúp tuần hoàn máu của da đầu. Từ đó, kích thích các mao mạch máu trên da đầu giúp quá trình phát triển của tóc được tốt hơn và tránh được hiện tượng rụng tóc ở trẻ.
4.6. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc có vai trò quan trọng đối với đối với sức khỏe, việc cha mẹ tạo cho trẻ thói quen ngủ đủ giấc không chỉ giúp cho tinh thần của trẻ minh mẫn mà còn hỗ trợ tốt cho các hoạt động chuyển hóa bên trong cơ thể.
Bên cạnh đó, việc ngủ đủ giấc còn tránh được sự căng thẳng, stress, hạn chế nguy cơ rụng tóc và cải thiện chức năng não bộ ở trẻ.
Mái tóc là yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp và sự tự tin cho trẻ. Vì thế, khi thấy tình trạng rụng tóc ở trẻ 10 tuổi, bố mẹ hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp.