Tại sao có mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa

6400

Mồ hôi trộm ở trẻ là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các bậc phụ huynh bởi sự lo ngại về sức khỏe mà con có thể gặp phải. Vậy thực hư về sự nguy hiểm khi trẻ bị ra mồ hôi trộm là như thế nào và cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ ra sao? Câu trả lời có trong bài viết này của chúng tôi.

1. Mồ hôi trộm là gì?

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ
 

Để đưa ra những nhận định và cách giải quyết chính xác về chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ, đầu tiên mẹ cần có những kiến thức “chuẩn” về tình trạng này. 

Mồ hôi trộm là lượng mồ hôi được tiết ra ở các khu vực khác nhau trên cơ thể như đầu, cổ, lưng, nách, lòng bàn chân, tay…. ngay cả khi không có hoạt động thể lực diễn ra. Hiện tượng ra mồ hôi trộm chủ yếu xảy ra khi trẻ ngủ đêm hoặc những thời điểm ít người để ý nên được gọi là “mồ hôi trộm”.

2. Tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ

2.1. Trẻ ra mồ hôi trộm khi bú

Một trong những thời điểm trẻ hay ra mồ hôi trộm là khi bú mẹ. Vậy nên, khi cho con bú, các mẹ cần kiểm tra con liên tục để phát hiện kịp thời.

  • Thường ra mồ hôi ở đầu và lưng

Thống kê cho thấy, khi bú mẹ, vị trí ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là ở vùng đầu và vùng lưng. Các mẹ có thể dễ dàng phát hiện nếu thấy tóc và má của bé ướt nhẹp khi bú. Tuy nhiên, nếu mồ hôi trộm chỉ xuất hiện ở vùng lưng, mẹ có thể bị bỏ qua.

Theo các bác sỹ nhi khoa, mẹ nên chủ động kiểm tra cơ thể con sau mỗi lần con bú để đảm bảo không có tình trạng gì bất thường xảy ra.

  • Tại sao trẻ ra mồ hôi khi bú?

Lý giải về tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ em khi bú mẹ, các chuyên gia cho biết, thân nhiệt của trẻ bình thường cũng cao hơn người lớn khoảng 0,5 - 1 độ C.

Khi trẻ bú mẹ, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu được kích thích hoạt động, phản ứng để thực hiện các quá trình tiêu hóa. Cũng giống như một dạng vận động ở người lớn, lúc này thân nhiệt của trẻ sẽ nhích thêm một chút nữa dẫn đến phản ứng tiết mồ hôi để làm mát cơ thể.

Ngoài ra, khi bú mẹ, phần đầu của bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với ngực của mẹ - vị trí có nhiệt độ cao hơn bình thường, phần lưng của bé được đặt trong lòng nên sự thoáng khí ở lưng bị giảm bớt. Kết hợp với nguyên nhân phía trên khiến con dễ dàng bị đổ mồ hôi ở khu vực lưng và đầu để làm mát, đảm bảo thân nhiệt ở mức bình thường.

2.2. Trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ

  • Là tình trạng phổ biến ở trẻ

Đổ mồ hôi trộm khi trẻ ngủ là tình trạng phổ biến và cũng nguy hiểm hơn hẳn các thời điểm khác. Sẽ rất khó để mẹ kiểm soát nếu trẻ bị ướt trong thời gian này nên những nguy cơ về sức khỏe trẻ gặp phải cũng sẽ lớn hơn bình thường.

  • Tại sao trẻ ra mồ hôi khi ngủ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đổ mồ hôi trộm ở trẻ khi ngủ, có thể do nhiệt độ phòng ngủ hoặc vị trí ngủ quá cao, do năng lượng chuyển hóa cơ bản của trẻ lớn hơn bình thường hoặc cũng có thể đây là dấu hiệu của một số chứng bệnh hay rối loạn ở trẻ mà cha mẹ chưa biết.

Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm ở trẻ, hãy tìm hiểu trong mục tiếp theo của bài viết.

2. Nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm

Ngoài những lý do bệnh về dinh dưỡng hay bệnh lý thì bản thân cơ thể cũng là một điểm yếu khiến cho trẻ dễ bị ra mồ hôi trộm hơn người lớn. Sau khi chào đời hoạt động chức năng của từng bộ phần cơ thể lại chưa thật nhuần nhuyễn. Bộ phận điều chỉnh thân nhiệt phản xạ rất nhanh và mạnh khi cơ thể cảm thấy nóng hoặc lạnh dẫn đến trẻ dễ tiết mồ hôi hơn.

Ngoài ra, chế độ ăn của trẻ đang bú mẹ khá đơn giản nên trẻ dễ bị thiếu chất nếu mẹ ăn uống không đầy đủ hoặc do tiêu hóa của trẻ còn non nên hấp thu dinh dưỡng chưa tốt cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ đổ mồ hôi hơn người lớn.

2.1. Thiếu Canxi

Trẻ đồ mồ hôi trộm do thiếu Canxi

Trẻ đồ mồ hôi trộm do thiếu Canxi
 

Tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ do thiếu Canxi thường gặp ở những trẻ nhỏ hơn 1 tuổi. Lý do giai đoạn nhỏ hơn 1 tuổi là thời kỳ hệ xương của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất nên Canxi trong cơ thể lúc này sẽ được huy động tối đa để phát triển khung xương. 

Trong trường hợp nếu cơ thể trẻ bị thiếu Canxi, những chức năng của hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh về môi trường xung quanh cơ thể đến não và lệnh phản xạ thái quá từ trung tâm điều nhiệt dẫn đến trẻ bị ra nhiều mồ hôi trộm.

2.2. Thiếu Vitamin D

Thiếu Vitamin D có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm

Thiếu Vitamin D có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm
 

Số liệu thống kê mới đây nhất của viện dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỉ lệ trẻ thiếu hụt vitamin D trong cả nước là từ 53,7 - 62,1%. Đây là con số đáng báo động khi mà Vitamin D là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hấp thu Canxi vào máu và tăng lắng đọng Canxi trong xương.

Thiếu hụt Vitamin D khiến Canxi từ thức ăn không đưa được vào máu và càng không thể đến được xương. Đây là giai đoạn đầu tiên gián tiếp dẫn đến nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ do thiếu Canxi

2.3. Tim bẩm sinh

Nếu như tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em do thiếu Canxi và Vitamin D chỉ diễn ra vào ban đêm thì tim bẩm sinh lại khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi trong các hoạt động bình thường khác. Nguyên nhân dẫn đến tim bẩm sinh thường là do thiếu hụt các vi chất trong thai kỳ 3 tháng đầu tiên. 

Vì cấu tạo không hoàn chỉnh nên các hoạt động chức năng của tim sẽ mất nhiều năng lượng và dễ cảm thấy mệt mỏi hơn. Trạng thái này được phản ánh ra ngoài bằng cách thúc đẩy cơ thể tăng tiết mồ hôi trộm.

2.4. Mắc chứng Hyperhidrosis

Hyperhidrosis là chứng tăng tiết mồ hôi không tự chủ thường xuất phát từ nguyên nhân rối loạn, mất kiểm soát chức năng của hệ thống thần kinh thực vật chi phối hoạt động điều tiết các chất lỏng trên bề mặt da.

Khi bị mắc chứng bệnh này, mồ hôi có thể được kích thích tiết ra rất nhiều ở các vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, cổ… Đáng nói, trẻ ra mồ hôi trộm nhiều tới mức có thể gây ướt quần áo.

Việc điều trị tăng tiết mồ hôi Hyperhidrosis cũng khá phức tạp. Trong trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật để vô hiệu chức năng của một số dây thần kinh giao cảm.

3. Cách trị mồ hôi trộm cho trẻ

Tùy theo từng nguyên nhân gây ra mà các bậc phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn phương pháp trị mồ hôi trộm ở trẻ phù hợp để có được kết quả tốt nhất.

3.1. Tắm nắng

Tắm nắng là cách cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Tắm nắng là cách cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ
 

Tắm nắng là biện pháp hữu hiệu để tăng cường bổ sung Vitamin D cho cơ thể từ đó giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu và sử dụng Canxi, loại bỏ nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ do thiếu Canxi. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi tắm nắng cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

Thời điểm tắm nắng:

  • Mùa Đông: Từ 9 - 10h sáng và từ 15 - 17h chiều
  • Mùa hè: Từ 6 - 9h sáng

Thời gian tắm nắng thích hợp là từ 15 - 30 phút và liên tục trong khoảng 15 ngày. Mỗi đợt tắm nắng nên cách nhau khoảng 15 ngày.

3.2. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết

canxi nano, d3, mk7 cho trẻ đổ mồ hôi trộm

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ đổ mồ hôi trộm
 

Bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết trong phác đồ điều trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Với trẻ sơ sinh, vì thức ăn chính của bé là sữa mẹ nên mẹ cần cân đối các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Đồng thời, mẹ cần chú ý cho con bú đủ bữa cần thiết, tránh tình trạng để con bị đói hoặc ngủ quá lâu mà quên ăn.

Ngoài các nhóm chất tăng sức đề kháng: Magie, Kẽm nano, Acid Folic, Colostrum, DHA,... mẹ cần đặc biệt chú ý đến bộ 3 nhóm chất: Canxi nano -  Vitamin D3 - MK7.

  • Canxi nano: do có kích thước phân tử nhỏ hơn Canxi thường, nên Canxi nano được cơ thể hấp thu nhiều gấp 200 lần so với Canxi thường. Bổ sung thêm Canxi nano sẽ giúp cơ thể có đủ lượng Canxi cần thiết cho xương và các hoạt động chức năng.
  • Vitamin D3: Vitamin D3 là một dạng Vitamin D tự nhiên, có vai trò duy trì nồng độ Canxi trong máu, vận chuyển Canxi từ thành ruột vào máu tối đa.
  • MK7: MK7 là dưỡng chất hỗ trợ đường đi tiếp theo của Canxi sau Vitamin D3. Tức là trong khi Vitamin D3 giúp quá trình hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu thì MK7 tăng cường khả năng lắng đọng Canxi từ máu vào xương, đảm bảo độ chắc khỏe của xương. Cơ chế này cũng giúp ngăn chặn tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ do thiếu Canxi gây nên.

3.3. Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ

Đậu đen cho trẻ đổ mồ hôi trộm

Đậu đen là thực phẩm có tính mát maf mẹ nên bổ sung cho trẻ đổ mồ hôi trộm
 

Nhiệt độ cơ thể và môi trường xung quanh có thể tác động trực tiếp vào cơ chế điều tiết mồ hôi ở trẻ. Khi cơ thể trẻ cảm thấy mát mẻ, việc tiết mồ hôi cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần làm để bé có cảm giác thoải mái nhất

  • Ăn các thực phẩm có tính mát 

Với những trẻ đã biết ăn, mẹ có thể cho con ăn thêm một số món ăn có tính mát để làm dịu cảm giác nóng bức của cơ thể như: bột nếp cẩm, nước lá dâu, cháo trai, cháo cá trạch, đậu đen….

Nếu bé chưa ăn được, mẹ có thể điều chỉnh trong chính khẩu phần ăn của mình để con có nguồn sữa mát.

  • Hạn chế thực phẩm có tính nóng

Mẹ cần hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm có tính nóng gây ảnh hưởng đến thân nhiệt của con và kích thích phản xạ tiết mồ hôi mạnh hơn.

Các món có tính nóng không tốt cho trẻ bị mồ hôi trộm bao gồm: đồ ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn có gia vị nóng như hàn, tỏi, ớt, thức ăn mới nấu xong còn nóng...

  • Mặc quần áo thoáng mát

Mẹ nên lựa chọn cho bé những bộ quần áo cho chất liệu Cotton với độ rộng vừa phải giúp thấm hút mồ hôi tốt và cho con thoải mái hoạt động.

  • Cắt tóc

Dưới tóc có khá nhiều nang cảm nhiệt, vậy nên bé sẽ rất dễ bị ra mồ hôi nếu cảm thấy nóng, bí ở đầu. Việc mẹ cần làm là cắt tóc hoặc buộc gọn gàng cho con để con luôn có cảm giác thoải mái, mát mẻ.

  • Tắm rửa cơ thể hàng ngày, lau khô cơ thể khi bé ra mồ hôi

Các chuyên gia cho biết, thành phần mồ hôi của trẻ gồm có: Nước (90%), muối và các chất bã thải của cơ thể. Do vậy, nếu không được làm sạch hàng ngày, bé có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc tệ hơn là các bệnh về da liễu. Hơn nữa, khi làn da của bé càng bí bách, cơ thể sẽ càng tìm cách làm sạch dẫn đến tăng tiết mồ hôi nhiều hơn.

Lưu ý: Khi trẻ ra mồ hôi tức là cơ thể trẻ đang cảm thấy nóng, mẹ tuyệt đối không tắm cho con lúc này vì sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài cơ thể đột ngột có thể khiến con bị ốm. Cách tốt nhất là lau sạch mồ hôi cho bé, để bé cảm thấy mát mẻ rồi mới tắm.

  • Giữ cho phòng ngủ thoáng mát

Không gian ngủ ảnh hưởng tới 50% trong các trường hợp trẻ ra mồ hôi trộm nhiều. Vậy nên, mẹ hãy điều chỉnh để con có một phòng ngủ thật thoáng mát, hạn chế quá nhiều vật dụng xung quanh con hoặc trong phòng khiến con cảm thấy ngột ngạt, khó chịu

3.4. Bổ sung nước thường xuyên

Khi ra nhiều mồ hôi đồng nghĩa với cơ thể bé đang bị mất nước và điện giải, điều này cũng làm bé cảm thấy nóng hơn. Vậy nên, mẹ hãy chủ động bổ sung nước để giảm nhiệt cơ thể, giúp con bớt cảm thấy nóng bức đồng thời bảo vệ con khỏi tình trạng mất nước, mất điện giải quá mức. 

Có rất nhiều cách bổ sung nước cho bé như: cho con bú nhiều hơn, cho con uống nước trái cây, uống canh trong bữa ăn hoặc cho bé uống oresol….

3.5. Chữa mồ hôi trộm ở trẻ theo cách dân gian

Các mẹo dân gian cũng là lựa chọn tuyệt vời mẹ có thể áp dụng để giúp bé thoát khỏi tình trạng ra mồ hôi trộm.

Mẹ có thể chủ động chế biến các món ăn sau để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em:

3.5.1. Cháo trai - dâu tằm

Cháo trai cho trẻ đổ mồ hôi trộm

Cháo trai cho trẻ đổ mồ hôi trộm
 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Trai: 5 con
  • Lá dâu ta non:  30g
  • Gạo nếp:50g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Trai rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 30 – 60 phút
    • Gạo trộn chung, vo sạch, để ráo nước
    • Lá dâu rửa sạch, thái nhỏ
  • Bước 2: Luộc chín trai sau đó vớt ra, làm sạch đất và thái miếng vừa ăn, ướp gia vị
  • Bước 3: Lấy nước luộc trai đi nấu cháo cùng gạo đã vo sạch
  • Bước 4: Đem trai đã ướp khoảng 5 phút vào xào chín
  • Bước 5: Cho trai xào và lá dâu vào cháo đã ninh chín
  • Bước 6: Mẹ hãy cho bé ăn 2 lần/ngày, trong 4-5 ngày liên tục để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm của con.

3.5.2. Canh lá dâu

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá dâu non: 50g
  • Thịt lợn nạc: 100g
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá dâu non, thái nhỏ, thịt nạc xay nhỏ rồi ướp gia vị vừa phải
  • Bước 2: Đem thịt đã ướp đi xào chín
  • Bước 3: Khi thịt chín thì thêm nước rồi đun sôi
  • Bước 5: Cho lá dâu non vào đảo đều, đun đến khi nước sôi trở lại thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn là được
  • Bước 6: Cho bé ăn 1 lần/ngày cùng  với cơm, ăn liền 5 ngày.

3.5.3. Làm gối lá đinh lăng

Gối lá đinh lăng cho trẻ đổ mồ hôi trộm

Gối lá đinh lăng cho trẻ đổ mồ hôi trộm
 

Gối lá đinh lăng hút mồ hôi rất tốt, bên cạnh đó, mùi thơm của lá đinh lăng giúp thần kinh thư giãn hơn, từ đó hạn chế được sự tăng tiết mồ hôi khi ngủ của bé đồng thời bảo vệ con khỏi những biến chứng do mồ hôi trộm gây ra.

Cách làm: 

  • Bước 1: Lấy lá đinh lăng vừa phải, rửa sạch rồi phơi trong bóng râm để giữ được mùi thơm của lá. Không phơi trực tiếp dưới nắng to
  • Bước 2: Chọn vải Cotton mềm mịn may làm vỏ gối
  • Bước 3: Cho lá đã khô vào trong vỏ gối và may kín
  • Bước 4: Dùng tay giàn đều lá trong gối và cho bé dùng khi ngủ.

3.5.4. Ngâm mình trong nước lá lốt

Ngâm nước lá lốt cho trẻ đổ mồ hôi trộm

Ngâm nước lá lốt cho trẻ đổ mồ hôi trộm
 

Lá lốt không chỉ là rau thơm dùng hàng ngày mà con là cây thuốc rất tốt trong Đông y. Theo các sách ghi chép lại, lá lốt có vị nồng, tính ấm có tác dụng ôn trung, tán hàn dùng chữa mồ hôi trộm ở trẻ rất hiệu quả

Chuẩn bị:

  • Cây lá lốt già (cả thân, lá): 100g lá
  • Nước sạch
  • Nồi đun

Cách làm: 

  • Bước 1: Lá lốt rửa sạch với nước rồi để ráo, cắt khúc
  • Bước 2: Đun sôi khoảng 1,5 lít nước
  • Bước 3: Cho cây lá lốt vào đun thêm khoảng 5 phút rồi bắc xuống
  • Bước 4: Xông hơi toàn cho bé đến khi nước ấm thì cho bé ngâm người khoảng 15 phút.

3.5.5. Uống nước rau má và lá dâu

Nước rau má và lá dâu có tính giải nhiệt, giúp điều chỉnh thân nhiệt, khắc phục tình trạng nóng trong của con nên trị mồ hôi trộm ở trẻ rất hiệu quả.  Mẹ chỉ cần lấy lá dâu hoặc lá rau má rửa sạch sau đó xay và lấy nước cho bé uống mỗi ngày là được.

4. Trường hợp đổ mồ hôi trộm ở trẻ đáng báo động

Trẻ đổ mồ hôi trộm làm cha mẹ lo lắng

Ngoài gây khó chịu cho bé và sự bất tiện cho hoạt động, công việc sau này, ra mồ hôi trộm thường xuyên còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con nếu cha mẹ không đối phó đúng cách và có biện pháp điều trị kịp thời.

  • Viêm họng, viêm phổi, bị cảm, ho, sổ mũi,... kéo dài

Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ bị ra mồ hôi trộm ở lưng khi ngủ vào ban đêm. Nhiệt độ cơ thể nóng nhưng mồ hôi ứ đọng ở lưng lại gây lạnh khiến bé dễ bị cảm lạnh dẫn đến ho, sốt, sổ mũi…

Tệ hơn, khi tình trạng này kéo dài rất nhiều trẻ bị viêm phế quản hoặc viêm phổi.

  • Da tái xanh nhợt nhạt 

Cha mẹ cần theo dõi cẩn thận tình trạng của con, khi thấy con xuất hiện tình trạng da xanh tái, nhợt, nhạt, người lạnh, mệt mỏi thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay để được cấp cứu và xử lý kịp thời.

  • Khó thở, thở gấp, thở dốc

Con có thể xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở gấp, thở dốc do co thắt khí quản vì nhiễm lạnh hoặc kết hợp với ho dữ dội khi bị viêm khí quản, viêm phổi. Cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được hướng dẫn xử trí

  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi quá mức và bỏ bú

Tình trạng này xảy ra khi đổ mồ hôi trộm ở trẻ khiến con bị mất nước và rối loạn điện giải. Mẹ cần cố gắng cho con bú hoặc uống nước hoa quả, bổ sung oresol để bảo cần bằng thể dịch cho con. Trong trường hợp trẻ không chịu ăn uống gì, hoặc bị nôn khi ăn uống, mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được truyền bù nước, điện giải.

  • Bé ngủ ngay sau khi vừa bắt đầu bú

Bé ngủ ngay khi vừa bắt đầu bú về lâu dài sẽ ảnh hướng đến dinh dưỡng và sự phát triển của con. Vậy nên, mẹ hãy áp dụng các phương pháp được hướng dẫn phía trên, cố gắng duy trì cho con bú điều độ. Nếu không được, mẹ hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên y tế

  • Giảm cân hoặc chậm tăng cân bất thường

Trẻ bị ra mồ hôi trộm có thể khiến con bị ốm liên tục, tăng cường tình trạng thiếu Canxi khiến khung xương của con không phát triển được. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến trẻ bị giảm cân hoặc chậm tăng cân, còi cọc, thấp lùn sau này.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Hy vọng bài viết cung cấp thêm thông tin bổ ích cho các mẹ đang có con gặp phải tình trạng này. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!

4.5 (90%)/2 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI