Chân vòng kiềng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe của trẻ. Vậy chân vòng kiềng có di truyền không? Do đâu mà trẻ bị chân vòng kiềng? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Chân vòng kiềng có phải do di truyền không?
Theo các chuyên gia, sở dĩ trẻ bị chân vòng kiềng là do:
- Thiếu hụt canxi, vitamin D: Đây là nguyên nhân gây hiện tượng chân vòng kiềng thường gặp nhất. Lượng canxi không đủ so với nhu cầu của cơ thể sẽ dẫn đến những biến dạng của khung xương. Trong khi đó, vitamin D là điều kiện cần để cơ thể hấp thu canxi, photpho tốt hơn, giúp xương phát triển bình thường. Do đó, nếu thiếu một trong hai dưỡng chất này trong một thời gian dài thì khả năng hấp thu những chất này của xương gặp trở ngại. Trong trường hợp nặng, bên cạnh việc bị vòng kiềng thì trẻ còn có khả năng bị vẹo cột sống.
- Nuôi con không khoa học: Ba mẹ cho bé tập đi từ rất sớm, khi hệ xương chưa đủ vững đã phải chịu 1 áp lực lớn để chống đỡ toàn bộ cơ thể, dẫn đến biến dạng trục xương. Hậu quả là xương ống chân phải chịu tác động nhiều và xấu nhất sẽ xuất hiện tình trạng cong vòng kiềng.
- Bên cạnh đó, bế trẻ sai tư thế, ẵm bồng cắp ngang hông hoặc bồng trước ngực với phần chân quặp vào bụng 1 thời gian dài cũng góp phần khiến cho trẻ bị chân vòng kiềng.
- Ngoài ra, những trẻ béo phì có cân nặng vượt mức cũng dễ dàng khiến đôi chân bị vòng kiềng.
2. Cách phòng ngừa và khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ
Dưới đây là các cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ:
Cho trẻ bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời
Sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Do đó, trong những tháng đầu đời, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để hệ xương có được sự phát triển tốt nhất.
Vitamin D và canxi trong sữa mẹ giúp giúp bé hạn chế bệnh còi xương (còi xương là nguyên nhân gây vòng kiềng ở trẻ).
Đeo nẹp
Đây cũng là cách khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ được các bác sĩ nhi khoa sử dụng. Hầu hết các dạng chân vòng kiềng đều được cải thiện khi trẻ lớn hơn nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng, ba mẹ nên đưa bé đi điều trị nhiều lần bằng các phương pháp tổng thể để phục hồi sớm.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đến tuổi ăn dặm, trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể phát triển toàn diện. Từ độ tuổi này trở đi, trẻ bắt đầu tập lẫy, bò để chuẩn bị cho giai đoạn tập đi. Chính vì thế, ba mẹ cần cung cấp đủ lượng canxi và vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, xương ống, tôm, cua… để hệ xương khớp phát triển toàn diện và giảm thiểu những bệnh lý về xương.
Một cách bổ sung canxi hiệu quả hơn đó là cho bé sử dụng sản phẩm chứa Canxi nano, vitamin D3 và MK7, cùng các dưỡng chất tốt cho xương như photpho, silic, đồng, boron, mangan, kẽm,… những chất này vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của xương, ngăn ngừa tình trạng còi xương và giúp hạn chế được chân vòng kiềng.
Xoa nắn hai chân cho trẻ không chỉ hỗ trợ lưu thông máu mà còn giúp nắn chỉnh xương chân một cách tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này nên bắt đầu từ sớm và thực hiện một cách đều đặn trong thời gian dài sẽ giúp giảm bớt tình trạng cong chân khi bé lớn lên. Tốt nhất, ba mẹ hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia về cách xoa nắn chân để vừa đảm bảo an toàn vừa mang lại kết quả tốt nhất.
Không tập đi sớm
Các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm thích hợp để trẻ tập đi là khi bé đủ 9 tháng. Bởi nếu bé tập đi quá sớm, hệ xương chân chưa đủ cứng cáp nên không chịu nổi trọng lượng của cơ thể, dễ khiến chân bị biến dạng.
Khuyến khích trẻ tập luyện
Với những bé trên 2 tuổi, ba mẹ hãy khuyến khích bé thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, lắc hông… vừa kích thích hệ xương phát triển, vừa tạo thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông cho con.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Chân vòng kiềng có di truyền không?”. Nói tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng của bé cũng như có phương pháp khắc phục hiệu quả.