[Chuyên gia giải đáp] Chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không?

4442

Hỏi: Chào bác sĩ, cháu nhà tôi năm nay 12 tuổi nhưng bị chân vòng kiềng khá nặng. Bác sĩ cho tôi hỏi, chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không? Và làm thế nào để chữa chân vòng kiềng? Cảm ơn bác sĩ. Chị Phạm Thị Hoa (Hà Nội)

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của chị Hoa, về vấn đề chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không, chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Chân vòng kiềng ảnh hưởng đến chiều cao như nào?

1.1. Giải thích về hiện tượng chân vòng kiềng


Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu qua về hiện tượng chân vòng kiềng. Chân vòng kiềng là tình trạng đầu gối bị lệch và có xu hướng xoay vào phía trong còn chân cong ra ngoài. Nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm do yếu tố sinh lý, chủ yếu là do bẩm sinh, không gian trong bụng mẹ chật khiến chân của bé bị co lại. Bên cạnh đó, một số trường hợp bị chân vòng kiềng là do mắc các bệnh lý như: bệnh Blount, còi xương, các bệnh xương khớp,…

Hiện tượng chân vòng kiềng không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng tới dáng đi và sự phát triển của xương khớp đặc biệt ở trẻ em. Những trường hợp chân vòng kiềng nhẹ hoàn toàn có thể cải thiện theo thời gian, dễ nhất là với trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi. Còn đối với trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành thì cần điều trị y tế để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Ngoài ra về lâu dài, tình trạng chân vòng kiềng nặng còn có thể gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, đi lại. Bên cạnh đó, chân vòng kiềng còn làm mất cân bằng áp cho cơ thể, khiến khớp gối và khớp háng, mắt cá chân, bàn chân dễ chấn thương, bị viêm đau, dễ thoái hóa. 

1.2. Vì sao chân vòng kiềng ảnh hưởng đến chiều cao?


Vậy chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không
? Theo các chuyên gia y tế, tùy vào nguyên nhân mà chân vòng kiềng có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao.

Cụ thể, với những người bị chân vòng kiềng do yếu tố sinh lý thì quá trình phát triển chiều cao sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do chân bị cong ra ngoài và đầu gối biến dạng nên khi nhìn sẽ bị thấp hơn so với chiều cao thực tế. 

Còn đối với người bị chân vòng kiềng do các yếu tố bệnh lý thì quá trình phát triển chiều cao sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ nếu mắc còi xương, bệnh Paget xương,… sẽ thấy chiều cao phát triển chậm hơn so với những bé đồng trang lứa một cách rõ rệt. 

Nhìn chung, nguyên nhân chân vòng kiềng do bệnh lý thường khiến trẻ bị thiếu hụt canxi, vitamin D, phosphat khiến hệ xương khớp bị thiếu hụt khoáng chất. Đây chính là lý do khiến xương yếu, phát triển chậm hơn bình thường và ảnh hưởng tới chiều cao. 

2. Làm thế nào để cải thiện tình trạng chân vòng kiềng?


Hiện tượng chân vòng kiềng hoàn toàn có thể điều trị và cải thiện theo thời gian kể cả ở trẻ nhỏ hay người lớn. Dưới đây là một số phương pháp giúp khắc phục tình trạng chân vòng kiềng, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới chiều cao mà bạn có thể tham khảo:
  • Tập thể dục: Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ tăng chiều cao, giúp việc vận động linh hoạt hơn. Đặc biệt, bạn có thể lựa chọn các bài tập dành riêng cho người chân vòng kiềng, tập trung vào những động tác giãn cơ giúp điều chỉnh biến dạng ở đầu gối hiệu quả.
  • Sử dụng dụng cụ chỉnh hình: Người bị chân vòng kiềng nên sử dụng một số dụng cụ chỉnh hình như lót giày, nẹp chỉnh sửa đầu mắt cá chân,… Các thiết bị này sẽ hỗ trợ điều chỉnh dáng đi, giảm cơn đau khi di chuyển do chân vòng kiềng gây ra. 
  • Thực hiện giảm cân và giữ cân nặng phù hợp với chiều cao của cơ thể để không tạo áp lực quá lớn lên chân, đầu gối, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ hệ xương khớp. 
  • Điều trị bệnh lý liên quan: Nếu nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng là do các bệnh lý thì bạn cần điều trị dứt điểm những căn bệnh này. Ví dụ, nếu bị còi xương thì cần tăng cường bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể, hay bệnh nhân mắc Blount sẽ được sử dụng nẹp nhằm giải phóng áp lực ở đầu gối, giúp hệ xương phát triển bình thường. 
  • Phẫu thuật: Phương pháp này thường chỉ áp dụng với trường hợp bị chân vòng kiềng nặng, đầu gối biến dạng nghiêm trọng ở người lớn. Tùy thuộc vào bệnh tình mà bác sĩ sẽ thực hiện cắt xương hoặc cấy ghép thiết bị kim loại vào đầu gối. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp tăng chiều cao, tốt cho xương khớp như: sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, các loại trái cây rau củ (cam, quýt, xoài, rau màu xanh đậm,…), các loại cá đặc biệt cá ngừ,…
  • Kết hợp sử dụng những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tăng cường chiều cao, giúp cho xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh còi xương,... Đặc biệt, bạn nên lựa chọn sản phẩm trong thành phần chứa bộ 3 canxi, vitamin D, MK7 kết hợp những khoáng chất như vitamin B1, vitamin B6, DHA, Zinc Oxide nano, Magnesium Oxide,… Bạn có thể sử dụng sản phẩm 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất. 
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị Hoa cũng như bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi “Chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không?”, cũng như biết được một số phương pháp điều trị chân vòng kiềng hiệu quả. 
3.0 (60%)/5 votes

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI