Chân vòng kiềng là gì mà khiến cho nhiều người lo lắng đến vậy? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu “Chân vòng kiềng là gì?” và các cách khắc phục an toàn mà hiệu quả nhất!
Tóm tắt nội dung
1. Chân vòng kiềng là gì?
1.1. Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng thường xuất hiện khi trẻ còn nhỏ
Chân vòng kiềng (Hay còn có tên gọi khác là chân cong hoặc chân hình chữ O) là tình trạng phần ở giữa 2 đầu gối có khoảng cách xa ra so với đường giữa cơ thể khi chúng ta duy trì tư thế đứng thẳng, 2 mắt cá trong của bàn chân chạm vào nhau.
1.2. Biểu hiện khi bị chân vòng kiềng
Biểu hiện khi bị chân vòng kiềng rất dễ quan sát nhất. Nếu người bình thường có hai chân luôn song song, thẳng và và khít với nhau từ hai đầu gối đến hai mắt cá bên trong thì những người bị chân vòng kiềng lại khác.
Mẹ sẽ thấy mỗi khi trẻ đứng ở tư thế thẳng người, vị trí phần khớp gối có độ nghiêng vào bên trong, hai đầu gối không gần nhau mà tạo thành một khe giữa có chiều ngang khoảng 1,5-3 cm. Một số trường hợp khác chân vòng kiềng có phần khớp gối bình thường nhưng lại bị cong ở phần cẳng chân tạo thành khe giữa lớn hơn 1,5 cm.
Đọc thêm: 3 dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng
1.3. Đối tượng nào dễ bị chân vòng kiềng?
Nhận biết chân vòng kiềng là gì sớm để chữa trị kịp thời
- Trẻ sơ sinh
Chân vòng kiềng là một trong những hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng ở trẻ là do tư thế nằm của bé từ giai đoạn trong bụng mẹ, thường được gọi là cong sinh lý (hoặc chân vòng kiềng sinh lý).
Trường hợp này, khi bé phát triển đến giai đoạn 2 tuổi đa số chân sẽ có thể tự thẳng lại. Do ở giai đoạn này bé đã có khả năng tự vận động thông qua những động tác tập đi, đứng nhiều nên quá trình tự điều chỉnh ở chân sẽ diễn ra mà không cần phải tác động.
- Thanh thiếu niên
Bên cạnh trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên cũng là đối tượng dễ gặp phải tình trạng chân vòng kiềng gây mất thẩm mỹ và khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin.
Nguyên nhân gây chân vòng kiềng ở thanh thiếu niên là do thiếu Vitamin D, Canxi, người bị béo phì có cân nặng quá lớn làm tăng áp lực xuống các khớp chân hoặc do những thói quen đi đứng không khoa học, mang vác nhiều vật nặng quá sức,…
2. Cách kiểm tra xem trẻ có bị chân vòng kiềng không
Tự kiểm tra trẻ có bị chân vòng kiềng tại nhà
Hiện nay bên cạnh câu hỏi “chân vòng kiềng là gì”, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng không biết liệu con mình có đang bị chân vòng kiềng không. Bố mẹ hoàn toàn có thể tự tiến hành việc kiểm tra chân của bé bằng cách vô cùng đơn giản như sau:
- Bước 1: Đầu tiên các mẹ cần đặt bé nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng hướng về trước sao cho phần hai mắt cá trong chạm khít vào nhau.
- Bước 2: Dùng một cây thước hoặc thước dây để đo khoảng cách tại vị trí giữa hai đầu gối của bé.
- Bước 3: Xác định chân bé có phải bị vòng kiềng không bằng sách so sánh: Nếu khoảng cách vừa đo <10cm nghĩa là chân bé vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Trường hợp khoảng cách vừa đo >10cm tức là chân bé là chân vòng kiềng.
3. Bị chân vòng kiềng có cần can thiệp không?
- Với trẻ sơ sinh: Khi trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng tức (chân vòng kiềng sinh lý) sẽ tự khỏi trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ xương của bé mà không cần can thiệp bên ngoài. Ở giai đoạn này, các phương pháp can thiệp như nắn bóp bằng tay tại thường không mang lại tác dụng nhiều. Thậm chí nếu làm sai có thể gây nhiều biến chứng như long khớp, viêm cơ, xô lệch cấu trúc xương.
- Với trẻ trên 5 tuổi: Nếu đến giai đoạn trên 5 tuổi chân bé vẫn bị vòng kiềng, lúc này các mẹ cần có những biện pháp can thiệp thích hợp bằng vật lý trị liệu, nẹp chân, phẫu thuật,… Tùy theo từng mức độ khác nhau dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để khắc phục chân vòng kiềng cho bé.
4. Chân vòng kiềng có chữa được không?
Ngoài vấn đề “chân vòng kiềng là gì” thì “Chân vòng kiềng có chữa được không?” cũng là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Câu trả lời là chân vòng kiềng có thể chữa được nếu chúng ta xác định đúng nguyên nhân và áp dụng những biện pháp chữa hợp lý, khoa học.
Hiện nay có 3 cách chữa chân vòng kiềng phổ biến được ghi nhận đó là:
- Vật lý trị liệu: Tại các khoa Vật Lý Trị Liệu của bệnh viện nhi đều có hỗ trợ những bài tập dưới sự giám sát, hướng dẫn của những bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển xương của bé, từ đó giúp khắc phục chân vòng kiềng. Biện pháp này thích hợp với những bé bị chân vòng kiềng được phát hiện sớm và thời gian nhận biết được hiệu quả thường khá lâu nhưng ít gây ra biến chứng và tác dụng phụ nhất.
- Nẹp chân, bó bột: Hiện nay nhiều phụ huynh đã lựa chọn biện pháp khắc phục chân vòng kiềng bằng cách để bé sử dụng nẹp đeo chân vào ban đêm khi đi ngủ. Đây cũng chính là một trong những phương pháp được một số bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên sử dụng nhằm quản lý sớm tình trạng chân vòng kiềng. Tuy nhiên, bạn cần đưa bé đến khám và xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa điều trị cho bé trước khi sử dụng phương pháp nẹp chân, bó bột để đảm bảo an toàn.
- Phẫu thuật: Một số trường hợp chân vòng kiềng sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, đây là biện pháp khắc phục cuối cùng khi những bài tập trị liệu hoặc các biện pháp khác không mang đến hiệu quả.
Đọc thêm: Chữa chân vòng kiềng ở đâu?
5. Cách phòng tránh bị chân vòng kiềng
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bị chân vòng kiềng
Ông bố bà mẹ cần chú ý quan sát kĩ tình trạng phát triển xương của trẻ từ khi mới sinh ra, để kịp thời phát hiện những bất ổn và đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Nên chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp hệ xương của bé phát triển toàn diện như: Canxi, Vitamin D, Sắt, Kẽm,… Đặc biệt cần bổ sung đầy đủ Canxi nano, Vitamin D3, MK7. Bởi:
- Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương, chiếm đến 99% khối lượng xương. Canxi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xương khớp, phòng tránh tình trạng còi xương, quấy khóc, đổ mồ hôi,… và tạo tiền đề để bé có một vóc dáng khỏe mạnh, cân đối.
- So với Canxi thông thường, mẹ nên lựa chọn Canxi nano. Bởi Canxi được bào chế bằng công nghệ nano có kích thước phân tử siêu nhỏ, có khả năng hấp thu gấp 200 lần so với Canxi dạng thường. Mẹ sẽ không cần lo lắng tình trạng nóng trong, táo bón… ở trẻ.
- Vitamin D3 là một dạng Vitamin D tự nhiên, tan được trong chất béo, có vai trò hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu.
- MK7 là Vitamin K2 có trong đậu nành lên men. MK7 là một dưỡng chất vô cùng quan trọng, khi kết hợp với Vitamin D3, MK7 sẽ đưa toàn bộ Canxi từ máu và tận trong xương giúp xương nhận được tối đa lượng Canxi cần thiết. MK7 còn kích thích Collagen trong xương giúp xương dẻo dai.
Khi nhận đủ Canxi, xương trở nên chắc khỏe, cứng cáp, phòng ngừa còi xương, loãng xương.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên luyện tập dáng đi ngay từ khi còn nhỏ. Thói quen đi đứng có ý nghĩa quan trọng đến vóc dáng của bé sau này, vì vậy các bậc cha mẹ nên lưu ý không để trẻ ngồi với tư thế chữ W hoặc đi đứng không thẳng người.
6. Các bài tập giúp chân bớt vòng kiềng
Ngoài những biện pháp trên, hàng ngày, mẹ có thể hướng dẫn bé thực hiện 1 số bài tập đơn giản để khắc phục chân vòng kiềng. Nó không chỉ giúp bé vận động, cảm thấy thoải mái hơn mà còn phòng ngừa chân vòng kiềng hữu hiệu.
Bài tập 1:
- Bước 1: Các mẹ cần bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng, 2 chân duỗi thẳng và đặt song song gần nhau.
- Bước 2: Tiếp theo các mẹ dùng tay cùng lúc nâng 2 chân của bé lên cao khoảng 30-40 cm. Lưu ý trong lúc nâng chân bé lên không được tách rời 2 chân bé ra.
- Bước 3: Thực hiện thao tác này từ 15-20 lần cho mỗi lần tập.
Bài tập 2:
- Bước 2: Tư thế chuẩn bị giống như bài tập 1 nhưng khác ở chỗ đặt bé nằm sấp khoảng 30s sau đó đặt bé nằm ngửa.
- Bước 2: Đặt một số đồ chơi ở xung quanh vị trí bé nằm ngửa nhằm giúp bé có thể vương chân ra chạm vào các đồ chơi. Để bài tập đạt hiệu quả cao thể thu hút sự tập trung của bé bằng một số loại đồ chơi nhiều màu sắc hoặc phát ra âm thanh khi chạm vào để bé “hợp tác” hơn.
- Bước 3: Để bé hoạt động khoảng 15-20 phút thì ngừng lại.
Bài tập 3:
- Bước 1: Tư thế chuẩn bị giống như bài tập 2, đặt bé nằm sấp.
- Bước 2: Các mẹ dùng tay gập chân bé lại một cách nhẹ nhàng và từ từ để gót chân của bé chạm vào mông thì kéo chân ra nhẹ nhàng.
- Bước 3: Lặp lại động tác này từ 15 – 20 lần trong mỗi lần tập để đảm bảo hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu bé bị chân vòng kiềng kèm theo những cơn đau nhức, khó chịu, quấy khóc, bạn nên lập tức đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để kịp thời có biện pháp điều trị thích hợp.
Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “chân vòng kiềng là gì?” và cách nhận biết cũng như khắc phục tình trạng này, chúc bạn áp dụng thành công!