Trẻ còi xương thiếu máu là thế nào? Cách điều trị hiệu quả nhất?

2265

Nhiều người không biết nhưng còi xương và thiếu máu hoàn toàn có thể đi cùng với nhau. Trẻ còi xương thiếu máu sẽ bị chậm phát triển rất nguy hiểm nên cần được điều trị sớm nhất có thể. Cụ thể bản chất bệnh và cách điều trị như thế nào, mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi ngay dưới đây. 

1. Thế nào là còi xương thiếu máu?

Hình ảnh trẻ còi xương thiếu máu

Hình ảnh trẻ còi xương thiếu máu
 

Còi xương thiếu máu là tình trạng cơ thể vừa thiếu các dưỡng chất cần thiết với xương như Canxi và Vitamin D (gây còi xương), vừa thiếu Sắt, Acid folic, Vitamin D12, E,... (gây tình trạng thiếu máu, khiến tình trạng còi xương càng trở nên trầm trọng hơn).

Ngoài ra, bệnh cũng có thể là khi trẻ vừa mắc các bệnh lý gây còi xương và thiếu máu cùng một lúc.

Còi xương và thiếu máu là bệnh tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ. Để chữa trị đúng cách, bố mẹ cần hiểu gốc rễ vấn đề để chữa trị dứt điểm và tránh tình trạng bệnh trở đi trở lại nhiều lần.

2. Triệu chứng trẻ bị còi xương thiếu máu

Để biết con mình có mắc bệnh còi xương thiếu máu hay không, bố mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Ngủ không sâu giấc hay bị giật mình tỉnh giấc: Triệu chứng này có thể xuất phát từ việc thần kinh bị kích thích, không ổn định khi cơ thể thiếu chất, khiến bé thức giấc giữa đêm. Con mắc bệnh sẽ thường quấy khóc thường xuyên và khó để đi vào giấc ngủ sâu.
  • Mồ hôi trộm: Trẻ thường ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ. Đôi khi mồ hôi có thể đầm đìa, ướt hết tóc, lưng, tay chân. 
  • Biếng ăn: Trẻ còi xương và thiếu máu thường có sức khỏe giảm sút, cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa kém. Do đó, trẻ thường ăn không ngon, biếng ăn. 
  • Co giật: Khi trẻ bị thiếu Canxi nặng, các cơn co giật có thể xuất hiện, gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Khi có dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện ngay lập tức. 
  • Chân tay cong: Còi xương lâu ngày khiến xương mềm, dễ dàng biến dạng do tác động lực trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, chân tay trẻ có xu hướng cong, vòng kiềng. 
  • Rối loạn tiêu hoá, hấp thu kém: Thiếu chất khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém, trẻ không hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn và dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt: Do thiếu máu nên da dẻ và thần sắc của con trẻ sẽ khá nhợt nhạt, xanh xao, ốm yếu. 
  • Niêm mạc mắt, lòng bàn tay nhợt nhạt: Niêm mạc mắt và lòng bàn tay thường có màu hồng, đỏ nếu người khỏe mạnh, đủ máu. Do đó, khi các bộ phần này bị nhạt màu đi, khả năng lớn là trẻ đã bị thiếu máu hoặc có bệnh lý nào đó. 
  • Trẻ mệt mỏi ít hoạt động, kém ăn và lên cân chậm: Do thiếu chất, cơ thể trẻ sẽ bị mệt mỏi, uể oải khiến trẻ trở nên thụ động hơn, không thích vận động nhiều. Trẻ cũng có xu hướng lười ăn và không lên cân hoặc lên cân rất chậm. 
  • Tiêu chảy kéo dài: Còi xương thiếu máu còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể và hệ tiêu hoá cũng không ngoại lệ. Do đó, trẻ dễ bị tiêu chảy hơn.
  • Xét nghiệm huyết sắc tố giảm, Sắt huyết thanh giảm: Kết quả xét nghiệm là minh chứng rõ ràng nhất cho việc cơ thể con đang thiếu Sắt và thiếu máu. Chính các nguyên nhân này đã dẫn đến các bệnh khác của trẻ nhỏ. 

Nếu thấy con trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ cần đặc biệt chăm sóc và cho con đi khám chữa tại cơ sở y tế uy tín nếu cần. 

Cha mẹ cũng nên hiểu đúng về nguyên nhân gây ra bệnh còi xương thiếu máu để có thể giúp con chữa bệnh thành công trong thời gian ngắn nhất. 

3. Nguyên nhân trẻ bị còi xương thiếu máu

Còi xương và thiếu máu có cơ chế sinh bệnh khác nhau và đến từ những nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ cần hiểu rõ sự khác nhau của 2 bệnh này thì mới có thể điều trị chính xác cho con. 

3.1. Nguyên nhân khiến trẻ còi xương

Còi xương là căn bệnh phổ biến diễn ra do cơ thể thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa Vitamin D3, Canxi hoặc Phospho. Việc thiếu chất này khiến cho Canxi hấp thụ vào cơ thể chậm hơn, thiếu hụt so với nhu cầu tối thiểu, từ đó dẫn đến còi xương. 

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh còi xương bao gồm:

  • Di truyền: Cha mẹ hoặc người thân cận trong gia đình có tiền sử bị còi xương thì con cháu sinh ra cũng có nguy cơ mắc còi xương cao hơn. 
  • Thiếu ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng chủ đạo để cơ thể tự tạo nên tới 80% lượng Vitamin D cần thiết. Do đó, ít tiếp xúc với ánh nắng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị còi xương. 
  • Thiếu Vitamin D, Canxi: Do chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý hoặc do bệnh lý mà cơ thể của trẻ có thể bị thiếu Vitamin D và Canxi, dẫn tới bệnh còi xương. 
  • Mắc các bệnh lý khác: Các trẻ có tiền sử mắc bệnh về đường tiêu hoá, viêm gan hay hô hấp hoàn toàn có khả năng mắc bệnh còi xương. Bệnh còi xương ở trẻ cũng có thể đến từ tác dụng phụ của việc dùng thuốc quá liều hoặc sai cách.

3.2. Nguyên nhân khiến trẻ thiếu máu

Thiếu máu là căn bệnh sinh ra do tình trạng giảm lượng huyết sắc và số lượng hồng cầu trong máu gây nên. Kết quả của việc này là dẫn đến thiếu Oxy trong các mô của tế bào có trong cơ thể, khiến sức khỏe giảm sút, còi xương, thậm chí là suy nhược.  

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:

  • Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh đôi

Trẻ sinh non có cơ thể yếu ớt, chức năng của các bộ phận trong cơ thể chưa hoàn thiện 100%. Do đó, trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém, tủy sinh máu kém, dễ bị thiếu máu. 

Suy dinh dưỡng bào thai có thể hình thành từ thói quen ăn uống của mẹ trong thời gian mang thai. Cơ thể mẹ không cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến việc con nhỏ trong bụng bị ảnh hưởng theo. 

Đối với tình trạng sinh đôi cũng vậy, sự san sẻ dinh dưỡng cho hai cơ thể cùng một lúc có thể dẫn đến việc thiếu hụt và thiếu máu ở cơ thể trẻ khi sinh ra.

  • Mất máu

Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc này có thể xuất phát từ việc tuỷ xương suy giảm sản xuất máu, do các căn bệnh liên quan đến giun và dạ dày, trẻ bị thương gây thất thoát máu…

  • Bệnh tan máu

Bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ nhỏ là một bệnh lý di truyền đến từ sự bất ổn định của cấu trúc Protein có trong hồng cầu, chức năng chính là vận chuyển Oxy.

Bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu khi hồng cầu bị phá huỷ và làm ngưng trệ mọi quá trình cung cấp máu suốt cơ thể. Đây là căn bệnh bẩm sinh có tỉ lệ mắc bệnh cao thường gặp ở trẻ nhỏ.

  • Bệnh của cơ quan tạo máu

Rối loạn chức năng tạo máu khiến cơ thể không có đủ lượng máu, hồng cầu và các thành phần máu khác, dẫn tới thiếu máu. Các chức năng tạo máu hoạt động bất thường hoặc ngừng hoạt động cũng có thể dẫn đến những rắc rối gắn liền với các bộ phận khác của cơ thể và nhiều căn bệnh khác ngoài mong muốn.

  • Rối loạn về chức năng đông máu

Đông máu là chức năng quan trọng giúp cầm máu mỗi khi bị thương ngoài da. Nếu con nhỏ mắc bệnh này máu sẽ không ngừng chảy khi có một vết thương và rất khó để cầm máu, khiến trẻ bị mất máu, thiếu máu. 

  • Thiếu máu dinh dưỡng

Sắt là khoáng chất quan trọng góp phần hình thành và tạo thành máu mới cho cơ thể. Nếu không được cung cấp đầy đủ, chắc chắn trẻ sẽ bị thiếu máu. 

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác như Acid folic, Vitamin D12, E... cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và duy trì chất lượng máu. Trẻ và bản thân người mẹ khi mang thai cần bổ sung đủ các chất này để con sinh ra không bị thiếu máu. 

4. Biện pháp điều trị trẻ còi xương thiếu máu kịp thời, hiệu quả

Để có thể biết chính xác con bạn đang mắc bệnh ở mức độ nào, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành các xét nghiệm và có biện pháp chữa trị kịp thời. Dưới đây là các biện pháp điều trị trẻ còi xương thiếu máu bạn có thể tham khảo. 

4.1. Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai hoặc cho con bú

Mẹ mang thai bổ sung Sắt, Vitamin D phòng con còi xương thiếu máu

Mẹ mang thai bổ sung Sắt, Vitamin D phòng con còi xương thiếu máu
 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, người mẹ cần đặc biệt quan trọng tới chế độ dinh dưỡng cho bản thân trong giai đoạn mang thai và nuôi con bú. Nhờ đó, thai nhi sinh ra khỏe mạnh và được cung cấp đủ dưỡng chất ngay từ đầu, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. 

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú. Mẹ tuyệt đối không nên bỏ bữa, bỏ ăn. Chế độ ăn trong ngày nên được lên thực đơn trước để đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết và phải đủ lượng cần thiết. 
  • Uống viên bổ sung Vitamin D và Sắt: Mẹ nên uống bổ sung Vitamin D và Sắt (hai dưỡng chất quan trọng với trẻ còi xương thiếu máu) khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau khi sinh. Đây là hai dưỡng chất quan trọng giúp hình thành hệ xương, hệ thần kinh và máu mà các mẹ bầu được khuyến khích uống định kỳ để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Đối với những bà mẹ ít có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, mẹ cần bổ sung thêm Vitamin D để không bị thiếu Canxi. Mẹ cần uống 1000 - 1200 UI Vitamin D/ ngày trong quý III hoặc dùng 1 liều duy nhất 100.000 - 200.000 UI trong tháng thứ 7 của thai kỳ.
  • Cho con bú ít nhất 6 tháng đầu: Sau khi chào đời, trẻ nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.  Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất cho trẻ trong giai đoạn này, giúp con dễ dàng hấp thụ đủ các dưỡng chất cần thiết. Mẹ nên cho con bú đủ lượng mỗi khi con đói và cho con bú đủ cả các cữ đêm. Nếu mẹ đủ sữa thì nên cho con bú tối đa và hạn chế ăn sữa ngoài nhất có thể. 

4.2. Cho con tắm nắng hàng ngày

Tắm nắng chữa còi xương thiếu máu

Tắm nắng hấp thụ Vitamin D là cách chữa còi xương thiếu máu cho trẻ hiệu quả
 

Cho con tắm nắng sớm là cách tốt nhất giúp trẻ hấp thụ Vitamin D có lợi cho sức khoẻ vì chất này giúp thúc đẩy Canxi cho xương chắc khỏe hơn, khắc phục tình trạng còi xương thiếu máu của trẻ.

Tuy nhiên, để có thể hấp thụ Vitamin D đúng cách từ ánh nắng mặt trời mẹ cũng cần lưu ý thời gian tắm nắng cho con.

  • Vào mùa hè, nên cho trẻ tắm nắng từ 6 đến 7 giờ sáng.
  • Khi trời vào đông, thời gian thích hợp nhất là khoảng ngoài 7h đến 9h khi trời bớt sương lạnh.

Bạn cũng cần lưu ý chọn nơi có không gian yên tĩnh, sạch sẽ thoáng mát và hạn chế tối đa việc để ảnh mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt bé. 

Mỗi ngày, hãy cho trẻ tắm nắng từ 20-30 phút. Trẻ sơ sinh từ 7-10 ngày tuổi đã có thể bắt đầu tắm nắng, bắt đầu từ 5-10 phút và tăng dần lên. 

4.3. Đảm bảo thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho con

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ còi xương thiếu máu

Cha mẹ cần bổ sung Canxi, Vitamin D, Sắt,... cho trẻ còi xương thiếu máu
 

Trẻ bị còi xương thiếu máu cần bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu sau: Canxi, Vitamin D, Vitamin E, Sắt, Acid Folic… Đây đều là những chất có trong thực phẩm bạn có thể dễ dàng tìm mua và biến hoá linh hoạt thành những món ăn con thích. Cụ thể:

  • Canxi: Có nhiều trong hải sản như cá, tôm, cua, ghẹ… và rau đậm màu.
  • Vitamin D: có nhiều trong các loại cá quen thuộc như cá trích, cá hồi, cá ngừ và nấm. Hoặc các loại ngũ cốc như bột yến mạch, ngũ cốc từ hạt...
  • Vitamin E: Hạnh nhân, củ cải, hạt dẻ, rau bina, dầu thực vật, quả bơ, đu đủ, bông cải xanh, khoai môn…
  • Vitamin C: ổi, ớt đà lạt, cam, quýt, dây tay, kiwi, súp lơ...
  • Sắt: Đậu phụ, cải bó xôi, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, động vật thân mềm, gà tây...
  • Acid Folic: Các loại hạt, bông cải, cây họ cam quýt, măng tây, bơ, đậu bắp...

Ngoài ra, trẻ cũng nên tăng cường bổ sung Vitamin C để hỗ trợ hấp thu Sắt và tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật: Cam, bưởi, chuối, kiwi, đu đủ, ổi… là một số trái cây mà mẹ có thể tham khảo. 

4.4. Bổ sung men vi sinh chứa thành phần Prebiotic - Probiotics

Bổ sung men vi sinh cho trẻ còi xương thiếu máu

Nên bổ sung men vi sinh cho trẻ còi xương thiếu máu
 

Men vi sinh chứa thành phần Prebiotic - Probiotic có chứa nhiều loại lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa, giúp giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa, tăng lớp màng bảo vệ ruột và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Ngoài ra, sử dụng men vi sinh cũng kích thích cảm giác ăn ngon ở trẻ, giúp trẻ bổ sung chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, nhờ đó mà cải thiện bệnh còi xương thiếu máu của trẻ.

Cha mẹ nên cho trẻ bổ sung men vi sinh với liều lượng phù hợp để con có thể hồi phục sức khỏe nhanh hơn, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị còi xương thiếu máu. 

Tùy vào loại men vi sinh mà bác sĩ khuyên dùng, cha mẹ hãy cho trẻ uống theo đúng hướng dẫn trên bao bì để đạt được hiệu quả tối đa. Thông thường, men vi sinh không được sử dụng cùng các loại thuốc khác như kháng sinh,... không được pha với nước, cháo, sữa nóng (làm chết lợi khuẩn) và phải bổ sung đủ lượng để mang tới hiệu quả cần thiết. 

4.5. Bổ sung sản phẩm chứa Vitamin D kèm Canxi nano, MK7 và Sắt, Acid folic

Để chữa còi xương thiếu máu cho con, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ Vitamin D kèm theo Canxi nano, MK7, Sắt và Acid folic.

Vitamin D, Canxi nano và MK7 là bộ 3 chất cần được bổ sung cùng lúc. Canxi nano là dạng Canxi siêu hấp thụ, tăng hiệu quả hấp thu lên 200 lần so với Canxi thường. Vitamin D tăng chuyển hóa Canxi từ ruột vào máu và MK7 tăng chuyển hóa Canxi từ máu vào xương. Do đó, bổ sung cùng lúc 3 chất này sẽ giúp trẻ nhanh chóng hấp thụ đủ Canxi, chống còi xương. 


Canxi nano, Vitamin D3, MK7 điều trị còi xương thiếu máu


Cơ chế họat động của bộ 3 Canxi - Vitamin D3 - MK7

 

Liều bổ sung Canxi nên theo đúng hàm lượng cần thiết như sau: 

  • Liều trung bình là 400UI/ ngày
  • Với trẻ nhỏ thiếu cân, cân ký nhẹ thì lượng Vitamin lúc này là 1500 - 1600UI/ ngày.
  • Mẹ cần dùng cho bé bắt đầu từ tuần thứ 2 sau khi sinh em bé và kéo dài đến tháng 12 hoặc tháng 18 nếu cần.
  • Với những gia đình không có điều kiện để chăm sóc thường niên thì lượng Vitamin D sẽ là 200.000 UI/ 6 tháng 1 lần. Hoặc 5 tháng 1 lần đối với những trẻ nhỏ ít tắm nắng.
  • Với những trẻ ít được chăm sóc hơn nữa thì liều dùng được gia tăng khoảng 600.000UI/ 6 tháng tới 1 năm từ lúc mới sinh.

Ngoài bộ 3 chất trên, SắtAcid folic cũng là bộ đôi chất bổ máu nên được bổ sung cùng lúc.

Acid folic hỗ trợ cơ thể hấp thu Sắt dễ dàng hơn và hạn chế tình trạng táo bón khi uống Sắt. Sau khi vào cơ thể, Sắt được huy động để tạo ra hồng cầu, giảm tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. 

Tuy nhiên, Sắt và Canxi là 2 chất có cơ chế hấp thu trái ngược nhau. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý không bổ sung cùng lúc 2 chất này. Tốt nhất, thời gian bổ sung Sắt và Canxi nên cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ và không nên uống khi đói bụng. 

4.6. Bổ sung dưỡng chất tăng cường sức đề kháng

Tăng sức đề kháng cho trẻ còi xương thiếu máu

Tăng sức đề kháng là yếu tố quan trọng để điều trị cho trẻ còi xương thiếu máu hiệu quả
 

Trẻ bị còi xương thiếu máu thường có sức khỏe kém, dễ ốm yếu. Nếu mắc bệnh, quá trình điều trị còi xương thiếu máu của trẻ sẽ dễ bị gián đoạn và kéo dài hơn. Do đó, cha mẹ nên bổ sung các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

  • Immune Alpha: Đây là sản phẩm từ việc chiết xuất vách tế bào của nấm men Saccharomyces cerevisiae. Immune Alpha tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể trẻ nhỏ và giảm nhanh các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là các bệnh cảm khi giao mùa. 
  • Colostrum (Sữa non): Sữa non có chất béo thấp và hàm lượng đạm cao, cung chất dinh dưỡng tích cực cho trẻ, khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ bị còi xương, thiếu cân. Loại sữa này cũng dễ tiêu hoá, giàu protein và Vitamin A, kháng thể có lợi và ngăn chặn bệnh tật. Với những em bé không được bú sữa mẹ thì sữa non là  giải pháp thay thế không thể tốt. 
  • FOS (Chất xơ hòa tan): Chất xơ hoà tan có công dụng đặc biệt giúp trẻ trị bệnh táo bón khó tiêu. Chất xơ hòa tan mềm và dính, chúng dễ hấp thụ nước và nhanh chóng biến thành gel bền giúp làm mềm phân và do đó di chuyển dễ dàng trong đường ruột. Ngoài ra, FOS chứa nhiều lượng lợi khuẩn giúp cải thiện hệ thống tiêu hoá của con bạn.

4.7. Uống các chế phẩm có chứa Sắt theo chỉ định của bác sĩ

Sau cùng, cha mẹ đừng quên cung cấp cho con nhỏ các chế phẩm từ Sắt theo chỉ định của bác sĩ. Các chế phẩm này thường không quá mắc và bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các tiệm thuốc tây.

Các chế phẩm từ Sắt được sử dụng nhiều nhất có thể kể đến như: Muối Sắt II sulfat, Sắt II Gluconat Sắt II fumarat.

Liều dùng cụ thể của chế phẩm có chứa Sắt thường là 100 - 200 mg nguyên tố sắc/ ngày. 

Trị bệnh cho trẻ còi xương thiếu máu không phải là việc đơn giản và đòi hỏi sự kiên nhẫn và đúng cách. Bố mẹ cần thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan và dẫn con thăm khám bác sĩ để theo sát tình trạng bệnh. Hy vọng những kiến thức cơ bản trên đây về căn bệnh này có thể giúp bố mẹ có hành trang cho những hành trình chăm con tốt hơn trong tương lai.

0.0 (0%)/0 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI