Trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đó có thể là những phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Để hạn chế tình trạng này, cần có những giải pháp nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời.
Tóm tắt nội dung
1. Nguyên nhân trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm
Những nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm mà các mẹ cần lưu ý là:
1.1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong các nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện. Vì thế, các bé 2 tuổi thường hay bị đầy bụng, chướng hơi, rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng trên có thể xảy ra khi bé không có chế độ ăn uống đúng cách và hợp lý như ăn các món ăn nặng bụng khiến trẻ không tiêu hóa hết... Thức ăn ứ đọng làm bụng trẻ bị chướng, khó chịu khiến trẻ quấy khóc về đêm.
1.2. Trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết
Trẻ giai đoạn sơ sinh rất cần được cung cấp đầy đủ Vitamin và các khoáng chất cần thiết để phát triển cơ thể. Nếu thiếu các dinh dưỡng cần thiết sẽ gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe và làm bé không được khỏe mạnh, hay quấy khóc.
Trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm thường là do thiếu các chất: Vitamin D, Canxi, Kẽm, Sắt, Vitamin,...
1.3. Trẻ ăn quá no hoặc bị đói
Tránh để trẻ ăn quá no hoặc quá đói
Trẻ ở độ tuổi này cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng thích hợp với đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động thường ngày.
- Khi trẻ quá đói, trẻ sẽ bị mệt mỏi.
- Ngược lại, nếu ăn quá no trước khi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa hết làm bé bị nặng bụng và tức bụng gây ra sự khó chịu cho cơ thể khiến trẻ 2 tuổi khó ngủ, quấy khóc và không ngủ ngon giấc.
1.4. Bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài
Khi trẻ bị nóng/ lạnh, thay đổi thời tiết, tiếng ồn,... bé sẽ không ngủ được sâu và dễ bị giật mình, thức giấc và quấy khóc về đêm.
1.5. Bước vào thời kỳ mọc răng
Ở độ tuổi này, trẻ đang trong quá trình mọc răng hàm. Vì thế trẻ có thể bị sốt nhẹ, đau nhức khiến trẻ 2 tuổi hay quấy khóc và khó ngủ về đêm
1.6. Mắc bệnh đường hô hấp
Các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm khiến bé bị nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở nên không ngủ được ngon giấc.
1.7. Đóng bỉm gây khó chịu/ hoặc bỉm bị ướt
Bỉm có thể là nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay quấy khóc
Nhiều mẹ có thói quen đóng bỉm cho trẻ qua đêm mà không kiểm tra xem bỉm có ướt hay gây khó chịu cho bé không.
Da trẻ rất nhạy cảm. Nếu không dùng bỉm phù hợp có thể gây ra tình trạng dị ứng hoặc ngứa ngáy. Điều này khiến trẻ có cảm giác khó chịu và khóc lóc vào đêm.
1.8. Không có bố, mẹ ngủ bên
Nếu bé thường xuyên ngủ với ba mẹ mà được cho ngủ riêng thì thời gian đầu bé sẽ không quen, hay quấy khóc.
Do đang quấn ba mẹ nên bé trẻ không muốn ngủ một mình vì lo lắng, dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc đêm.
1.9. Hoạt động quá mức vào ban ngày
Không nên để trẻ vui chơi quá mức vào ban ngày
Các bé hiếu động vui đùa, chạy nhảy quá nhiều vào ban ngày thường khó ngủ vào ban đêm do cơ thể mệt mỏi. Vui đùa quá mức sẽ khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, không ngon giấc.
1.10. Gặp ác mộng
Trẻ 2 tuổi đã có những nhận thức đáng kể. Trẻ đã có những nỗi sợ hãi về thế giới xung quanh như sấm chớp, bóng tối... Khi những thứ gây sợ hãi xuất hiện trong giấc mơ lúc đang ngủ có thể khiến bé tỉnh giấc và khóc lóc.
2. Làm gì khi trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm?
Khi trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm, cần căn cứ vào nguyên nhân cụ thể để có cách xử lý phù hợp:
2.1. Rối loạn tiêu hóa
- Cách khắc phục tạm thời là xoa bụng, xoa lưng cho trẻ để trẻ giảm bớt cảm giác khó chịu.
- Mẹ cũng có thể cho bé dùng men tiêu hóa trẻ em để giải quyết tình trạng tiêu hóa bị rối loạn.
- Để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra, các mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống của bé, tránh ăn quá sát giờ ngủ và ăn những món ăn khó tiêu hóa.
2.2. Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết
Các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ thôi quấy khóc
Cần cung cấp cho trẻ đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Khi trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm các mẹ nên:
- Cho trẻ ăn các thực phẩm đa dạng như thịt, hải sản, rau xanh, hoa quả tươi... để hấp thu nhiều dưỡng chất như Canxi, Kẽm, Sắt, Vitamin D,...
- Cho bé sử dụng thực phẩm chức năng như các loại cốm dinh dưỡng để bổ sung hiệu quả chất cho trẻ.
2.3. Trẻ ăn quá no hoặc quá đói
Các mẹ cần xây dựng cho trẻ giờ giấc ăn ngủ phù hợp. Cần cho trẻ ăn nhẹ trước khi đi ngủ, không nên ăn quá nhiều và ăn sát giờ ngủ, tránh tình trạng trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm.
2.4. Ảnh hưởng của tác động bên ngoài
Cần tạo cho trẻ môi trường và không gian thích hợp nhất khi ngủ: giữ nhiệt độ phòng ở mức hợp lý, tránh ánh sáng mạnh trong khi trẻ ngủ, hạn chế tiếng động...
2.5. Mọc răng
Trẻ 2 tuổi bắt đầu mọc răng gây đau nhức, khó ngủ
Mẹ có thể giảm đau tức thời cho bé bằng cách chườm lạnh bằng khăn hoặc cho bé chơi những đồ chơi, vỗ về để bé quên đi cảm giác đau nhức.
Nếu bé bị sốt vì mọc răng, mẹ cần dùng miếng dán nhiệt để hạ sốt. Nếu bé bị sốt cao không dứt cần phải điều trị bằng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2.6. Bệnh về đường hô hấp
Các bệnh về đường hô hấp cần được chữa trị và giải quyết nhanh chóng, dứt điểm để bé không cảm thấy khó chịu.
- Mẹ cần giúp bé giữ cho mũi được thông thoáng để không bị tắc mũi gây khó thở, thở khò khè.
- Để hạn chế các bệnh về đường hô hấp, mẹ cần nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.
2.7. Đóng bỉm, bỉm ướt gây khó chịu
Mẹ nên hạn chế đóng bỉm cho trẻ hoặc thường xuyên kiểm tra bỉm để thay bỉm ướt và phát hiện ra những tình trạng khiến bé cảm thấy khó chịu như bỉm lệch, hăm...
Nếu trẻ bị dị ứng với loại bỉm nào, mẹ cần đổi ngay loại khác phù hợp với làn da trẻ, tránh tình trạng trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm.
2.8. Không có bố mẹ ngủ bên
Ba mẹ nên tập cho trẻ ngủ một mình từ từ bằng cách giảm dần số giờ ngủ cạnh trẻ. Không nên bắt trẻ ngay lập tức phải ngủ một mình.
Cần chú ý tới cảm xúc của trẻ để tránh làm cho trẻ cảm thấy lo lắng khi không có bố mẹ ngủ bên.
2.9. Hoạt động quá mức vào ban ngày
Cần giúp trẻ có thói quen hoạt động đúng mức về ban ngày. Tránh để trẻ hoạt động vui đùa, chạy nhảy nhiều làm cơ thể mệt mỏi về đêm.
Trước khi ngủ, mẹ có thể massage cho trẻ để giảm bớt cảm giác khó chịu và mệt mỏi.
2.10. Gặp ác mộng
Gặp ác mộng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm
Khi bé gặp ác mộng và tỉnh dậy quấy khóc, mẹ cần nhanh chóng ôm ấp và vỗ về để trẻ quên đi nỗi sợ hãi.
Ở độ tuổi này, mẹ có thể dạy bé nhận biết nhiều thứ để trẻ không bị sợ hãi với những hiện tượng thường diễn ra.
3. Cách xử lý trong trường hợp chuyển biến xấu
Ba mẹ không nên coi thường tình trạng trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm. Bởi lẽ, ngoài các nguyên nhân thông thường được kể trên đây, không ít trẻ không ngủ ngon được dài ngày hoặc kèm theo những biểu hiện như nôn mửa, sốt cao, kém ăn uống, sụt cân,... là do các nguyên nhân bệnh lý.
Trường hợp không phán đoán được nguyên nhân, hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ
Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ giúp cơ thể phát triển và phục hồi. Vì thế, cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giờ và đúng giấc. Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc về đêm và không ngủ đủ giấc sẽ gây ra các rối loạn về thần kinh và khiến tình trạng chuyển biến xấu đi.
Khi trẻ gặp phải tình trạng nôn mửa, sốt cao,... như đã kể trên, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp nhất cho trẻ.
Quá trình nuôi dạy trẻ khá gian nan đòi hỏi ba mẹ phải có sự kiên nhẫn và có hiểu biết về sự phát triển của trẻ. Tìm hiểu về những thói quen của trẻ sẽ giúp ba mẹ khắc phục được những nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm và giảm sút sức khỏe, từ đó giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia bật mí cách giúp con không còn khóc đêm và ngủ ngon hơn TẠI ĐÂY.