DHA Cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt vì DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc là nơi tổng chỉ huy sự nhìn của mắt
• DHA có tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid – một acid béo thuộc nhóm omega-3. DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ.
• DHA (Docosa-Hexaenoic-Acid) là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega-3 (acid béo không no có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3), ngoài ra thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là Acid béo alpha-linolenic (ALA, 18 carbon, 3 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3)
• Ngoài các acid béo thuộc nhóm omega-3, còn phải kể đến acid béo không no omega 6 (Arachidonic acid-AA, 20 carbon, 4 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon thứ 6). Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.
2. Vai trò của DHA đối với trẻ em:
• DHA Cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt vì DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc là nơi tổng chỉ huy sự nhìn của mắt
• DHA cần thiết cho sự phát triển của não bộ vì DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám (tạo ra sự thông minh) và tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Nghiên cứu theo dõi tới khi trẻ 8-9 tuổi người ta thấy trẻ được bú sữa mẹ, và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm thấp hơn .
• Ngoài ra, DHA có sự liên hệ chặt chẽ với vòng đầu trẻ sơ sinh, cân nặng và chiều dài. Sự cung cấp đầu đủ chất này có thề giúp làm giảm tỷ lệ suy nhược sau khi sinh. Ở trong tử cung, thai nhi đòi hỏi một lượng tăng hấp thu DHA lớn để tương ứng với lượng DHA của não tăng lên trong thời kỳ mang thai và trong các tháng sau khi sinh. Điều này được chứng minh ngay khi sinh, trọng lượng não của em bé bằng khoảng 70% trọng lượng não của người trưởng thành.
3. Bổ sung DHA cho trẻ:
• DHA được bổ sung sớm và liên tục sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ.
• Theo nghiên cứu của WHO/FAO, các bà mẹ có trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bổ sung quá thấp hàm lượng DHA cho trẻ so với mức khuyến cáo của WHO, do đó hãy đa dạng khẩu phần ăn của trẻ, sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu DHA. Theo các nghiên cứu, DHA được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Nó có nhiều nhất trong nội tạng động vật như gan và mỡ cá, bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá bơn, cá thu, trứng, sữa, các loại hạt có dầ,dầu cá để bổ sung DHA
• Trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường đòi hỏi phải cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ DHA cho trẻ, vì vậy việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho con bú kéo dài tới 24 tháng là rất quan trọng.
• Trong những trường hợp đặc biệt trẻ không được bú mẹ thì phải lựa chọn các thức ăn thay thế sữa mẹ có bổ sung các acid béo nói trên.
• Ở những năm đầu đời, trẻ không ăn được nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là những loại cá biển – loại thức ăn giàu DHA nhất – do không hợp khẩu vị. Trong khi đó, những món ăn phổ biến và “khoái khẩu” của trẻ như sữa chua, bánh ngọt, bánh flan, xúc xích, gà viên chiên… lại hầu như không có DHA hoặc ở hàm lượng rất thấp. Cũng có thể, do sự khác biệt về địa lý và vùng miền khiến trẻ không có cơ hội tiếp cận với những nguồn thức ăn giàu DHA. Tuy nhiên, thừa DHA cũng không tốt vì có nguy cơ gây tổn thương tế bào.
• Hiện nay, cá không chỉ là nguồn cung cấp duy nhất DHA. Nó có thể được chiết xuất từ thực vật. Ưu điểm của DHA nguồn gốc thực vật sẽ không chứa chất nhiễm độc đại dương như chì, thủy ngân mà thủy ngân (một trong những nhân tố làm tổn hại hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Ngoài ra, viên DHA nguồn gốc từ thực vật được bào chế dưới dạng viên nang mềm nhỏ, không mùi vị rất dễ uống và tránh được hiện tượng nôn ợ khi sử dụng.
IV. Nhu cầu DHA của trẻ:
Nhu cầu DHA của trẻ bắt đầu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, khi mang thai các bà mẹ cần ăn nhiều các loại cá (cá ba sa, cá ngừ, cá thu… và dầu thực vật), nguồn omega-3 thiên nhiên quan trọng giúp đưa DHA vào bào thai. Khi chào đời, nguồn DHA trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt.
• Bổ sung sữa bột với hàm lượng DHA khoảng 200mg/ngày để có thể cung cấp đủ DHA cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, DHA ở hàm lượng 0,32% trong tổng axit béo, tương ứng 17mg/100kcal là tối ưu. Trẻ từ 1-6 tuổi thì cần được bổ sung DHA với hàm lượng từ 75mg/ngày
Theo Bệnh Viện Nhi TW