Bệnh cúm là bệnh nhiễm virus lây qua đường hô hấp, Nó ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng còn non yếu, trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài…
Tóm tắt nội dung
Tại Việt Nam, mùa cúm thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 4. Theo thống kê của bệnh viện nhi trung ương Hà Nội nguyên trong vòng 2 tuần từ đầu tháng 1/2018 đã có tới hơn 300 trẻ em nhập viện được chuẩn đoán bị nhiễm cúm.
Bệnh cúm là gì? Các triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ
- Trẻ thường bị sốt cao liên tục 39-40 độ C khi nhiễm cúm, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm. Trẻ thường bị mệt lả, đuối sức vì sốt.
- Trẻ bị nhức đầu dữ dội và liên tục gia tăng khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu. Bệnh nhân còn đau các bắp cơ thân mình (vùng vai, lưng, ngực, chi dưới). Bệnh nhân có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức.
- Trẻ bị viêm long đường hô hấp: bao giờ cũng xảy ra và xuất hiện ngay các ngày đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Trẻ em thường kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn ói hoặc đau bụng.
- Đối với trẻ sơ sinh khi bị cúm có thể có tình trạng “chán sữa mẹ”.
Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng thông thường khác biến mất, nhưng tình trạng ho và mệt mỏi vẫn diễn ra, tất cả các triệu chứng thường hết sau khoảng một hoặc hai tuần.
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm. Nó lan truyền qua không khí, Những người bị nhiễm bệnh lây truyền từ một ngày trước khi người bệnh cảm thấy những triệu chứng trên. Thông thuường bệnh cúm chỉ tái phát 1 tuần đến 2 tuần, có thể lâu hơn với trẻ nhỏ.
Bệnh cúm thường xảy ra ở một cụm dịch nhỏ, nhưng khi bệnh cúm đã xảy ra thường lan toả thành một cụm dịch lớn, với mức độ bùng phát nguy hiểm. Do đó bệnh cúm được xếp loại là bệnh nguy hiểm và cần phải ngăn chặn và phòng ngừa, đặc biệt với trẻ nhỏ.
Hậu quả nguy hiểm của bệnh cúm với trẻ nhỏ
Tăng sức đề kháng là nguyên tắc vàng để phòng ngưà cảm cúm, nhất là với trẻ nhỏ
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi, sức đề kháng của cơ thể chưa hoàn thiện trong khi sức đề kháng từ sữa mẹ giảm dần hiệu lực. Thì khi tiếp xúc với mầm bệnh, sẽ dễ dàng nhiễm bệnh và cũng nặng lên rất nhanh. Rất nhiều trẻ, do hệ miễn dịch non yếu mà bị nhiễm cúm, bệnh dễ diễn biến phức tạp, lâu khỏi, dẫn đến mắc vào vòng xoắn bệnh lý khó gỡ.
Theo chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng cho biết: "Vòng xoắn bệnh lý ở trẻ là do sức đề kháng kém dẫn đến trẻ nhỏ thường hay ốm đau, hay phải dùng kháng sinh, khi dùng kháng sinh lâu ngày dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém, mà hấp thu dinh dưỡng kém làm tình trạng dinh dưỡng của trẻ xấu đi tức là bị suy dinh dưỡng. Những trẻ suy dinh dưỡng thì lại có hệ miễn dịch suy giảm, càng hay mắc bệnh ốm đau hơn, vì vậy càng làm cho tình trạng biếng ăn nặng hơn càng làm cho vòng xoắn bệnh lý khó gỡ hơn".
Bởi vậy, muốn ngăn ngưà cảm cúm cho trẻ, dứt khoát phải trợ giúp để tăng cường sức đề kháng tốt nhất cùng với các biện pháp giảm thiểu tiếp xúc với virus. Điều này cũng giúp cắt đứt 1 mắt xích quan trọng để hỗ trợ trẻ thoát khỏi vòng xoắn bệnh lý.
Những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng và THOÁT KHỎI VÒNG XOẮN BỆNH LÝ cho trẻ, phòng ngừa dịch cúm ở trẻ là:
1. Immune Alpha:
Immune alpha được chiết xuất từ vách tế bào nấm men đã được nhiều thực nghiệm lâm sàng chứng minh có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua nhiều cơ chế. Immune alpha có thể giảm triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, tăng kháng thể IgA trong tuyến nước bọt, tăng tế bào bạch cầu đa nhân và các hoạt động của thành phần cytokine, như vậy có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm, viêm đường hô hấp ở người lớn, phụ nữ mang thai, người già và đặc biệt là trẻ em.
2. Sữa non (Colostrum):
Sữa non được tiết ra từ những giờ đầu tiên, đặc biệt là 3 ngày đầu sau sinh. Sữa có màu vàng sánh với hàm lượng protein rất cao. Sữa non có chứa kháng thể IgA, IgE, IgM, sắc tố lysozym, Lactoferrin… tất cả các yếu tố kháng thể này giúp tăng cường sức miễn dịch cho bé. Sữa non có rất nhiều khoáng chất, trong đó có tới 26 loại acid amin, vì vậy có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ rất tốt.
3. Men vi sinh:
rẻ nhỏ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, suốt ngày táo bón, tiêu chảy, phân sống thì dù trẻ có ăn được cũng không hấp thu được chất dinh dưỡng. Tới 80% tế bào miễn dịch của cơ thể nằm trên đường tiêu hóa. Các hạnh mạc treo của đường tiêu hóa chính là nơi sản xuất tế bào miễn dịch, sản xuất ra kháng thể giúp em bé tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, giữ cho em bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách bổ sung men vi sinh có probiotic (hệ vi khuẩn có ích) kết hợp với prebiotic (chất xơ hòa tan) là vô cùng quan trọng.
Vì men vi sinh là các vi khuẩn sống nên chỉ phát huy tác dụng khi trẻ uống vào đến ruột còn đủ số lượng. Vì vậy, nên lựa chọn men vi sinh đạt được các tiêu chuẩn sau: Có chứa đủ cả hai thành phần là probiotic và prebiotic; Bào chế bằng công nghệ bao kép LAB2PRO, giúp bảo vệ vi khuẩn dưới sự phá hủy của dịch dạ dày, dịch mật, sống đủ số lượng khi đến ruột và tiếp tục được sinh sôi nhờ bổ sung thức ăn kèm là prebiotic; Có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn khi sử dụng lâu dài.
Khi bổ sung men vi sinh đạt tiêu chuẩn như vậy, sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng đường tiêu hóa, phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón, tiêu chảy, phân sống, tăng cường hấp thu dinh dưỡng đặc biệt là hấp thu canxi giúp phòng bệnh còi xương, giúp phát triển thể lực, Bác sĩ Hậu cũng tư vấn, để bổ sung ba dưỡng chất PHÁ TAN VÒNG XOẮN BỆNH LÝ CỦA TRẺ bằng đường thức ăn là rất khó, các mẹ có thể bổ sung thông qua các chế phẩm chứa đầy đủ ba dưỡng chất Immune Alpha, Colustrum.
4. Giảm thiểu tiếp xúc virus để hỗ trợ phòng ngừa bệnh cúm:
- Rửa tay thật kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi dùng phòng tắm ở những nơi cộng cộng, sau khi ho hoặc chảy nước mũi, trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
- Không dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống với người khác
- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi, sau đó bỏ vào thùng rác.
- Khi mắc bệnh cúm cần được điều trị bằng y tế cụ thể, Nhưng một số trẻ mắc bệnh mãn tính (như hen, tiểu đường ) hoặc trẻ em dưới 2 tuổi khi mắc virut cúm có thể có nguy cơ biến chứng cao hơn. Và cần phải nằm viện điều trị nếu cần.
- Đối với trẻ bị nặng hoặc người có nguy cơ cao bị bệnh cúm, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi-rút để giảm bệnh 1-2 ngày và ngăn ngừa các triệu chứng cúm. Thuốc này chỉ hữu ích nếu được đưa ra trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu bị cúm. Hầu hết những người khỏe mạnh bị cúm đều không cần uống thuốc kháng vi-rút. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng vi-rút, hãy chắc chắn thảo luận về bất kỳ phản ứng phụ có thể với bác sĩ.
Tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết: http://suckhoedoisong.vn/tang-suc-de-khang-giup-tre-lon-nhanh-n114605.htmlGọi 1900.1259 hoặc để lại tin nhắn tại phần comment để được trực tiếp Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu tư vấn về trường hợp sức khoẻ cụ thể của bé.