Trẻ rụng tóc sau gáy - Nguyên nhân, Hậu Quả, Cách chữa trị

6452

Hiện tượng trẻ rụng tóc sau gáy tưởng đơn giản mà có thể cảnh báo nhiều dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe của trẻ. Trẻ rụng tóc sau gáy vì những nguyên nhân nào và làm gì khi trẻ bị rụng tóc sau gáy? Những thông tin sau đây sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc.

1. Tình trạng bé bị rụng tóc từng mảng sau gáy

Trẻ rụng tóc sau gáy tạo thành hình vành khăn

Trẻ rụng tóc sau gáy tạo thành hình vành khăn
 

Rụng tóc từng mảng sau gáy là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thông thường, các mảng tóc rụng hay tập trung ở vùng da đầu tiếp xúc với gối khi bé nằm thẳng. Vùng tóc rụng có hình dạng như đường vành mũ sau gáy thường được gọi là rụng tóc vành khăn.

Trẻ bị rụng tóc vành khăn thì chân tóc cũng bị biến mất gây ra những mảng hói trên đầu. Trẻ thường có các dấu hiệu như quấy khóc thường xuyên, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình, biếng ăn,...

Theo các bác sĩ, khi gặp tình trạng này, mẹ nên cho trẻ uống:

  • Sữa mẹ: Đây là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Mẹ cần cung cấp đủ cho bé lượng sữa cần thiết bằng cách cho trẻ bú đủ thời gian, đủ cữ bú trong ngày. Trường hợp thấy tình trạng tóc rụng của trẻ không được cải thiện dù đã được bú đủ sữa mẹ, mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm nguồn sữa ngoài. 
  • Nước hoa quả chứa Vitamin D: Trẻ từ 6 tháng đã có thể sử dụng nước ép hoa quả. Mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại nước ép có chứa Vitamin D như nước cam ép, sinh tố bơ, nước ép đu đủ, sinh tố dưa gang, nước ép đào,... Vitamin D sẽ giúp cơ thể trẻ tăng khả năng hấp thu Canxi - thành phần chính cấu tạo nên tóc.

2. Trẻ rụng tóc sau gáy có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng dễ gặp phải tình trạng rụng tóc sau gáy. Cứ 10 trẻ trong độ tuổi này thì có 3 - 4 trẻ bị rụng tóc nhiều sau gáy.

Khi trẻ còn ở trong bụng mẹ, các chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển tóc của bé. Sau khi trẻ sinh ra, sự thay đổi môi trường, hormone và nhiều yếu tố khác dẫn tới nhiều sự thay đổi trên cơ thể bé và một trong số đó là tóc bị rụng. Do đó, tình trạng rụng tóc trong trường hợp này không quá đáng lo.

Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc sau gáy vẫn tiếp tục sau 6 tháng tuổi và không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên nghĩ tới các nguyên nhân khác như nấm da đầu, chế độ dinh dưỡng kém, thiếu Canxi, thiếu Vitamin D, còi xương,...

Lúc này, tóc rụng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang bị đe dọa. Mẹ cần đưa trẻ đi khám để biết được nguyên nhân chính xác từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp.

3. Nguyên nhân trẻ rụng tóc sau gáy

3.1. Trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết

Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rụng tóc sau gáy

Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rụng tóc sau gáy
 

Trẻ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết do mẹ ăn kiêng, mẹ ăn không đủ chất, chế độ ăn dặm không đầy đủ,... dẫn tới thiếu Vitamin D và Canxi. Thiếu 2 dưỡng chất này là nguyên nhân chính gây ra rụng tóc ở trẻ.

  • Canxi là thành phần chính cấu tạo nên tóc. Do đó, thiếu Canxi làm cho tóc yếu hơn và trở nên giòn, dễ gãy. Thiếu Canxi cũng khiến cho các nang tóc không có đủ dưỡng chất để phát triển dài ra khiến tóc không mọc được trong thời gian dài.
  • Vitamin D có nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể, bao gồm điều chỉnh tăng trưởng tế bào, chức năng thần kinh cơ và miễn dịch, giảm viêm và đặc biệt là tăng khả năng hấp thụ Canxi. Thiếu Vitamin D dẫn tới rối loạn chuyển hóa Canxi làm cơ thể thiếu Canxi gây rụng tóc.

3.2. Thay đổi hormone

Khi trẻ ở tuần thứ 24 ở trong bụng mẹ thì tóc đã bắt đầu mọc và phát triển dựa vào lượng hormone trong cơ thể mẹ. Khi bé được sinh ra, lượng hormone cần thiết cho sự phát triển của tóc có sự thay đổi rõ rệt.

Trẻ sẽ dần bị rụng tóc do rối loạn hormone sau sinh. Tình trạng này thường kéo dài tới khi trẻ được khoảng 6 tuổi thì chấm dứt.

3.3. Thay tóc máu

Tóc máu chính là chỉ lớp tóc mỏng lơ thơ trên đầu trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Việc mọc tóc ngay từ trong bụng mẹ là cách để giúp trẻ bảo vệ bộ não sau này. Tóc máu cũng có chu kỳ rụng và được thay thế dần bởi tóc mới sau khi trẻ được sinh ra.

3.4. Cọ xát với chăn gối, đệm chiếu

Trẻ thường xuyên nằm chăn, gối với các chất liệu thô ráp như vải len, vải sợi,... sẽ làm tăng ma sát giữa da đầu và chăn gối. Kết quả là chân tóc vốn yếu của trẻ dễ bị làm cho rụng hơn.

Trẻ thường xuyên nằm trong thời gian dài ở tư thế nằm thẳng cũng khiến cho da đầu bị bí, ra mồ hôi lâu dần dẫn tới rụng tóc.

3.5. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể mang tới tác dụng phụ là rụng tóc. Trẻ nhỏ sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc được điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị cũng có thể gây rụng tóc tạm thời. Do đó, khi trẻ bị rụng tóc không rõ nguyên nhân, các mẹ nên chú ý tới những loại thuốc mà trẻ đang sử dụng. 

3.6. Dị ứng dầu gội

Khác với người lớn, da đầu của trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Do đó, nếu mẹ cho trẻ sử dụng dầu gội của người lớn, dùng các loại dầu gội chứa chất tẩy rửa mạnh có thể khiến trẻ bị kích ứng và rụng tóc.

Trẻ nhỏ dưới 1 tuần tuổi có thể chỉ cần gội đầu với nước ấm. Sau đó, trẻ nên được gội đầu với các loại dầu gội dành riêng cho em bé. Mẹ cũng chú ý không nên gội đầu cho trẻ quá thường xuyên. Một tuần, trẻ nên được gội đầu 2 - 3 lần.

3.7. Nguyên nhân do bệnh lý

Một số bệnh lý sau có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc:

  • Còi xương, suy dinh dưỡng: Trẻ mắc các bệnh này thường có lượng Canxi thiếu hụt và các chất dinh dưỡng khác không được cung cấp đầy đủ. Đó là lý do trẻ dễ bị rụng tóc. 
  • Nhiễm khuẩn, nấm da đầu: Các bệnh về da dầu làm cho chân tóc bị yếu, gây tổn thương da đầu và làm cho tóc trẻ bị rụng.
  • Các bệnh khác: bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu, xơ cứng bì,... có thể là nguyên nhân làm cho tóc trẻ bị rụng nhiều.

4. Mẹ cần làm gì khi trẻ rụng tóc sau gáy?

Hạn chế dùng dầu gội khi gội đầu cho bé để tránh rụng tóc sau gáy

Hạn chế dùng dầu gội khi gội đầu cho bé

 

Trẻ bị rụng tóc sau gáy có thể được cải thiện bằng những phương pháp sau đây:

  • Thay đổi tư thế nằm thường xuyên: Mẹ có thể bế trẻ lên sau thời gian trẻ nằm xuống quá lâu. Các mẹ cũng nên kích thích để bé quay người, xoay đầu khi nằm.
  • Dùng vải satin làm vỏ gối: Vải satin thấm hút mồ hôi tốt, trơn nên hạn chế sự ma sát giữa gối và da đầu. Loại vải này còn giúp tóc giữ được độ ẩm và hạn chế tình trạng khô tóc.
  • Thường xuyên chải tóc và gội đầu: Trẻ không được gội đầu thường xuyên gây bí da đầu và khiến cho các loại nấm mốc, vi khuẩn dễ sinh sôi. Do đó, mẹ nên gội đầu định kỳ cho trẻ để da đầu và tóc trẻ luôn được sạch, thoáng.
  • Lưu ý khi gội đầu: Mẹ nên lựa chọn loại dầu gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ nhỏ. Trong khi gội đầu, mẹ cũng chú ý tránh cào mạnh, chà xát mạnh mà chỉ nên nhẹ nhàng massage. Nên để tóc trẻ khô tự nhiên thay vì sử dụng máy sấy tóc.
  • Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ: Trẻ ngủ đủ giấc sẽ giúp ích cho cơ thể trong việc tăng sản sinh các hormone tăng trưởng, trẻ khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và tránh rụng tóc, tăng cường tóc mọc.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ: Mẹ cần bổ sung đầy đủ cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là Vitamin D và Canxi. Chúng có thể được bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày như:
    • Canxi: cá trích, cá ngừ, cá mòi, cua đồng, hạt mè, hạnh nhân, tôm, rau ngót, quả sung, quả cam, quả quất, mận khô, rau bina, bông cải xanh,...
    • Vitamin D: cá hồi, nấm, cá tuyết, sữa tươi nguyên kem, đậu phụ, pho mát, trứng, hàu, sữa đậu nành, tôm, bơ, sữa chua, hạt kê, sò,...

Để tăng cường khả năng hấp thu Canxi, mẹ nên chọn Canxi nano, Vitamin D3, MK7. Bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7 sẽ giúp cơ thể hấp thu tối đa Canxi giúp xương, răng, tóc chắc khỏe và phát triển.

  • Canxi nano là loại Canxi được bào chế bằng công nghệ nano hiện đại nên có kích thước siêu nhỏ. Do đó, Canxi nano được cơ thể hấp thu tối đa và không để dư thừa trong cơ thể.
  • Vitamin D3 là một dạng Vitamin D có thể tan trong chất béo, có tác dụng giúp cơ thể hấp thu Canxi và photphat. Có Vitamin D3, Canxi trong đường ruột sẽ được hấp thu toàn bộ vào máu.
  • MK7 là Vitamin K2 tự nhiên. MK7 có tác dụng chuyển toàn bộ Canxi từ máu vào xương và gắn chặt Canxi trong xương.

Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày từ 10 - 20 phút để giúp cung cấp Vitamin D tăng khả năng hấp thu Canxi. Thời điểm tắm nắng tốt nhất cho trẻ là từ 6-7h vào mùa hạ và từ 7-8h vào mùa đông.

5. Khi nào trẻ rụng tóc sau gáy nên đi khám bác sĩ?

Khi thấy xuất hiện những biểu hiện, triệu chứng sau đây, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ:

  • Vùng hói có biểu hiện bất thường: ửng đỏ, bong tróc, có vảy,...
  • Trên đầu trẻ lấm tấm các đốm hói nhỏ với kích thước khác nhau.
  • Trẻ bị ốm sốt, bỏ ăn, hay bị trớ cùng với thời gian rụng tóc.
  • Trẻ bị rụng tóc kéo dài trên 6 tháng.

Khi trẻ bị rụng tóc, mẹ cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của bé để biết được nên làm gì khi trẻ rụng tóc sau gáy. Với những trường hợp rụng tóc kéo dài kèm theo những biểu hiện lạ, mẹ nên cho trẻ đi khám để được điều trị đúng cách nhất.

4.0 (80%)/2 votes
  • Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

CHỌN MUA NGAY

  • 150.000 VNĐ/HỘP
    Thuốc tăng chiều cao Vipteen giúp tăng chiều cao tối đa cho tuổi dậy thì 10 - 18 tuổi. Tìm hiểu mọi thông tin về thuốc...
  • 165.000 VNĐ/HỘP
    Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh cho các thế hệ tương lai. Bổ sung Calci và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát...
  • 215.000 VNĐ/HỘP
    Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên : Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, hỗ...

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

  • GS.TSKH Hoàng Tích Huyền (Cố vấn chuyên môn bài cho bài viết)

    Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI
  • Thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Lê Thị Hải

    Nguyên giám đốc TT khám & Tư vấn Dinh Dưỡng - Viện DDQG

    GỬI CÂU HỎI
  • Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa

    Bác sỹ chuyên khoa Nhi Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội

    GỬI CÂU HỎI